Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 14)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 14. Cấu trúc đề thi số 14 học kì 2 môn Lịch sử 10 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đơn vị cư trú tiêu biểu của các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được gọi là?
A. bản, làng. | B. phum, sóc. | C. buôn, làng. | D. thôn, làng. |
Câu 2. Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Bình đẳng, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
C. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và tương trợ nhau cùng phát triển.
D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ chủng tộc.
Câu 3. Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?
A. Tày – Thái và Môn – Khmer.
B. Việt – Mường và Mã Lai – Đa Đảo.
C. Hán và Tạng – Miến.
D. Việt – Mường và Môn – Khơ-me.
Câu 4. Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là
A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.
B. đào tạo đội ngũ cán bộ tri thức dân tộc thiểu số.
C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài.
D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở.
Câu 5. Phương tiện đi lại chủ yếu cư dân các dân tộc thiểu số là gì?
A. Chủ yếu dùng xe ngựa.
B. Chủ yếu đi bộ và vận chuyển bằng gùi.
C. Chủ yếu di chuyển bằng xe ô tô.
D. Chủ yếu di chuyển bằng xe máy.
Câu 6. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là
A. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
B. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.
C. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. công việc cần phải quan tâm chú ý.
Câu 7. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy ngữ hệ?
A. 5 ngữ hệ. | B. 3 ngữ hệ. |
C. 8 ngữ hệ. | D. 10 ngữ hệ. |
Câu 8. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
B. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
C. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.
D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cộng đồng các dân tộc thiểu số trước đây là
A. làm nương rẫy kết hợp với chăn nuôi. | B. sản xuất thủ công nghiệp. |
C. trồng hoa màu và chăn nuôi. | D. làm ruộng nước. |
Câu 10. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
A. Tính tổng thể trên tất cả các lĩnh vực.
B. Tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
C. Có trọng điểm trên tất cả các lĩnh vực.
D. Tính hài hòa trên tất cả các lĩnh vực.
Câu 11. Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tiếng Thái. | B. tiếng Môn. | C. tiếng Hán. | D. tiếng Việt. |
Câu 12. Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.
C. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.
Câu 13. Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú nào?
A. tập trung khá phổ biến. | B. tập trung. |
C. sống riêng lẻ, thưa thớt. | D. vừa tập trung vừa xen kẽ. |
Câu 14. Việc tổ chức các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với mục đích gì?
A. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.
B. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
C. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.
D. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.
Câu 15. Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 16. Điểm khác biệt nhất trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc các dân tộc khác là gì?
A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
B. Trang phục chủ yếu là áo và quần, váy kết hợp với dép, mũ, nón, …
C. Trang phục thường có hoa văn đa sắc và kĩ thuật thêu tỉ mỉ.
D. Trang phục đơn giản, phù hợp với môi trường sông nước.
……………………………………………
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.170)
a) Nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được nhắc đến trong văn kiện trên là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
b) Chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển một cách toàn diện những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì việc phát triển kinh tế sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng là điều khó khả thi và không được đề cập đến ở văn kiện.
d) Trong chính sách phát triển dân tộc, Đảng và Nhà nước đề cao tính tích cực, chủ động, tự quyết và tự trị của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)
a) Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
b) Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.
c) Theo quy định của Chính phủ, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.
d) Hiện nay, dân tộc thiểu số vẫn chiếm số rất ít so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập cũng cần đoàn kết hơn nữa … Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị đại biểu
các dân tộc thiểu số Việt Nam (Hà Nội), ngày 3-12-1945)
a) Đoạn tư liệu khẳng định rằng nhờ sự đoàn kết của tất cả các dân tộc, Việt Nam đã giành được độc lập và các dân tộc thiểu số được bình đẳng như dân tộc Kinh.
b) Đoạn tư liệu cho rằng trước đây các dân tộc đã đoàn kết để giành độc lập, nhưng hiện nay không cần thiết phải đoàn kết hơn nữa.
c) Đoạn tư liệu nhấn mạnh rằng các dân tộc cần tiếp tục đoàn kết để giữ vững nền độc lập và giành lấy độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình.
d) Những lời kêu gọi đoàn kết trong đoạn văn vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
……………………………………………
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
…………………………………………………..
TRƯỜNG THPT.........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 6 | 3 | 1 | 4 | ||
Nhận thức và tư duy lịch sử | 6 | 5 | 2 | 4 | ||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 3 | 5 | |||
TỔNG | 12 | 9 | 3 | 3 | 8 | 5 |
24 | 16 |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số câu) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Nhận biết | Nêu được thành phần tộc người theo dân số. | Trình bày những nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam | 7 | 1 | C1, C3, C5, C7, C9, C11, C13 | C2a | |
Thông hiểu | Nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam. | Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ và Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. | 6 | 4 | C14, C16, C18, C20, C22, C24 | C4a, C4b, C2b, C2c | ||
Vận dụng | Kể tên một số phong tục, tập quán địa phương. | Giải thích được một số thuật ngữ, khái niệm về tộc người và giữ gìn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc. | 2 | 3 | C19, C23 | C4c, C4d, C2d | ||
Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam | Nhận biết | Nêu được những nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc. | Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước | 5 | 2 | C2, C4, C6, C8, C10 | C3a, C1a | |
Thông hiểu | Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. | Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc. | 3 | 4 | C12, C15, C17 | C3b, C3c, C1b, C1c | ||
Vận dụng | Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần giữ gìn khối đại đaàn kết dân tộc. | 1 | 2 | C21 | C3d, C1d |