Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Người đứng đầu nhà nước Phù Nam gọi là:

A. Hoàng đế.

B. Tổng thống.

C. Tể tướng.

D. Vua.

Câu 2. Người Phù Nam sáng tạo ra chữ viết riêng vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ I – đầu thế kỉ II.

B. Cuối thế kỉ II – đầu thế kỉ III.

C. Cuối thế kỉ III – đầu thế kỉ IV.

D. Cuối thế kỉ IV – đầu thế kỉ V.

Câu 3. Kĩ thuật tạc tượng của người Phù Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của quốc gia nào?

A. Trung Hoa.

B. Lưỡng Hà.

C. Ai Cập.

D. Ấn Độ.

Câu 4. Người Phù Nam xúc tiến hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài nhờ:

A. Sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm thủ công.

B. Vị trí địa lí giáp biển với nhiều hải cảng.

C. Nhờ các cuộc phát kiến địa lí.

D. Nhờ sự phát triển của tàu thuyền.

Câu 5. Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính nào?

A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.

B. Quý tộc, bình dân, nô lệ.

C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.

D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.

Câu 6. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là:

A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.

B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.

C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.

D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

Câu 7. Văn minh Thăng Long là tên gọi của nền văn minh nào?

A. Văn minh Chăm-pa.

B. Văn minh Đông Sơn.

C. Văn minh Đại Việt.

D. Văn minh Phù Nam.

Câu 8. Đâu là tác phẩm về địa lí nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông?

A. Dư địa chí.

B. Đại Nam nhất thống chí.

C. Gia Định thành thông chí.

D. Hồng Đức bản đồ.

Câu 9. Đâu không phải là bảo vật trong An Nam tứ đại khí?

A. tháp Báo Thiên.

B. tượng Hồ Chí Minh.

C. chuông Quy Điền.

D. vạc Phổ Minh.

Câu 10.Nội dung nào không phản ánh về tôn giáo của nền văn minh Đại Việt?

A. Nho giáo giữ vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ.

B. Phật giáo phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XV.

C. Thời Lý – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo.

D. Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI.

Câu 11.Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?

A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.

B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.

C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.

D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.

Câu 12. Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?

A. Sự suy thoái của Nho giáo.

B. Ý thức tự tôn dân tộc.

C. Tính ưu việt của ngôn ngữ.

D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.

Câu 13. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

A. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

B. Nhóm ngôn ngữ Hán.

C. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

D. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Câu 14. Phương thức canh tác chính của đồng bào các dân tộc phía Bắc là gì?

A. Đồng cỏ.

B. Thung lũng.

C. Cao nguyên.

D. Ruộng bậc thang.

Câu 15.Khăn piêu là đặc trưng y phục của người dân tộc nào?

A. Dân tộc Thái.

B. Dân tộc Tày.

C. Dân tộc Gia Rai.

D. Dân tộc Kinh.

Câu 16. Nội dung nào không phản ánh hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Tất cả các dân tộc đều canh tác lúa nước ở đồng bằng.

B. Các dân tộc đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

C. Các sản phẩm thủ công của các dân tộc Việt Nam đều mang đậm bản sắc dân tộc.

D. Các dân tộc ở vùng núi đều canh tác lúa nước ở ruộng bậc thang.

Câu 17. Ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh nhằm mục đích gì?

A. Để hòa hợp, đoàn kết dân tộc.

B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.

C. Do thay đổi môi trường sống.

D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.

Câu 18. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?

A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.

B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.

C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa.

D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.

Câu 19. Anh hùng dân tộc Vừ A Dính là người dân tộc nào?

A. người Ba-na.

B. người H’mông.

C. người Nùng.

D. người Kinh.

Câu 20. Có mấy nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước?

A. hai nguyên tắc.

B. ba nguyên tắc.

C. bốn nguyên tắc.

D. năm nguyên tắc.

Câu 21. Câu nói “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” được ghi trong văn kiện nào?

A. Hiến pháp.

B. Nghị quyết về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Luật bình đẳng.

D. Đề cương văn hóa.

Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?

A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.

B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước.

D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 23. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công là:

A. Vũ khí chiến đấu hiện đại.

B. Sự viện trở từ bên ngoài.

C. Thành lũy, công sự kiên cố.

D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 24. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò là:

A. công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

B. cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước.

C. cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.

D. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày thành tựu nổi bật về kinh tế của văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao các triều đại đều chú trọng phát triển nông nghiệp? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Ngày 6/9/1967, trong thư gửi đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - chủ tịch Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ, cán bộ miền Nam, Bác Hồ đã nói “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Bản Cương lĩnh chính trị của Mặt trận là ngọn cờ đại đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam để cùng nhau chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa!”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu ý kiến của mình về câu nói trên Bác.

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay