Đề thi giữa kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo giữa đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ 10 - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TT

Chương/ chủ đề

Nội  dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chương

4.     Văn minh Đông Nam     Á

cổ           -

trung đại

Bài 13. sở          hìnhthành văn minh Đông Nam Á thời cổ  - trungđại

 

 

 

3

(0,75)

 

 

 

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

Bài          14.

Hành trình phát triển và thành tựu văn       minhĐông  Nam Á  thời  cổ -trung đại

 

 

 

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

 

1

(2,0)

 

 

2

Chương

5. Một số nền    văn minh trên           đất

nước

Bài 15. Văn minh Văn Lang – Âu

Lạc

 

2

(0,5)

 

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 

Bài  16. Văn

minh  Chăm-

2

(0,5)

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 


 

Việt Nam (trước năm

1858)

pa

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 17. Văn minh Phù Nam

 

2

(0,5)

 

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 

1

(2,0)

Tổng số câu hỏi

12

(3,0)

0

12

(3,0)

0

0

1

(2,0)

0

1

(2,0)

Tỉ lệ

30%

30%

20%

20%


PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài:…. phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

B. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2. Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?

A. Ôn đới lục địa.

B. Cận nhiệt đới.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải.

Câu 3. Loại cây lương thực nào được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á?

A. Lúa nước.

B. Khoai tây.

C. Đậu nành.

D. Lúa mạch.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á?

A. Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào Đông Nam Á.

B. Mọi quốc gia Đông Nam Á đều sử dụng chữ Hán.

C. Nho giáo giữ địa vị độc tôn ở các quốc gia Đông Nam Á.

D. Các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng từ chữ Hán.

Câu 5. Văn minh Đông Nam Á không được hình thành từ cơ sở nào dưới đây?

A. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạnh giá, ít mưa.

B. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

D. Vị trí “ngã tư đường” giao thương quốc tế.

Câu 6. Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối về mọi mặt trong văn hóa truyền thống.

B. Góp phần hình thành nhà nước thống nhất trên toàn khu vực Đông Nam Á.

C. Góp phần tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.

D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, kì thị giữa các tộc người ở Đông Nam Á.

Câu 7. Công giáo xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của

A. Người Ấn Độ.

B. Người Trung Quốc.

C. Người phương Tây.

D. Người Nhật Bản.

Câu 8. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Thờ thần Shiva.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Tín ngưỡng phồn thực.

D. Thờ các vị thần tự nhiên.

Câu 9. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, văn hóa Đông Nam Á

A. Phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ.

B. Có sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây.

C. Bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây đúng về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết của các dân tộc Đông Nam Á?

A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.

B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian.

C. Văn học dân gian và văn học viết không có sự giao thoa.

D. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là gì?

A. Không có sự giao lưu với bên ngoài.

B. Là nền văn minh thương nghiệp.

C. Mang thống nhất trong đa dạng.

D. Không mang tính bản địa.

Câu 12. Đền Bô-rô-bu-đua (ở In-đô-nê-xi-a) và chùa Thạt Luổng (ở Lào) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách nghệ thuật kiến trúc nào?

A. Kiến trúc Hồi giáo.

B. Kiến trúc Hin-đu giáo.

C. Kiến trúc phương Tây.

D. Kiến trúc Phật giáo.

Câu 13. Trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào dưới đây?

A. Sùng bái tự nhiên.

B. Tín ngưỡng phồn thực.

C. Thờ Phật tổ và các Bồ tát.

D. Thờ cúng tổ tiên.

Câu 14. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Đồng Nai.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.

D. Văn hóa Óc Eo.

Câu 15. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?

A. Hoạt động đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Đoàn kết để cùng làm thủy lợi, chống thiên tai.

C. Tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình.

D. Sự phát triển của kĩ thuật luyện kim (đúc đồng).

Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc?

A. Tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống.

B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.

C. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

D. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

Câu 17. Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước nào dưới đây?

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Dân chủ chủ nô.

C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.

D. Quân chủ lập hiến phương Đông.

Câu 18. Cư dân Chăm-pa không phải là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?

A. Chữ Chăm-cổ.

B. Lễ hội Ka-tê.

C. Sử thi Đăm-săn.

D. Thánh Địa Mỹ Sơn.

Câu 19. Cư dân Chăm-pa đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc

A. Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở của chữ Hán.

B. Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.

C. Hình thành tập tục ăn trầu cau và hoả táng người chết.

D. Sáng tác ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ramayana.

Câu 20. Điểm tương đồng trong đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ và Chăm-pa là gì?

A. Trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi và các nghề thủ công.

B. Thương mại đường biển là hoạt động kinh tế chủ yếu.

C. Chủ yếu phát triển nghề đánh cá và khai thác lâm sản.

D. Phát triển mạnh nghề thủ công và xây dựng đền tháp.

Câu 21. Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở của

A. Chữ La-tinh.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Kanji.

D. Chữ Hangul.

Câu 22. Ở Phù Nam thịnh hành nhiều tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á, ngoại trừ tín ngưỡng

A. Phồn thực.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Vạn vật hữu linh.

D. Thờ Phật và các Bồ Tát.

Câu 23. Đường bờ biển dài với nhiều hải cảng đã tạo điều kiện cho cư dân Phù Nam phát triển mạnh ngành kinh tế nào?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Luyện kim (đúc đồng).

C. Buôn bán đường biển.

D. Chế tác kim hoàn.

Câu 24. Sự tiếp xúc sớm giữa văn minh Phù Nam và văn minh Ấn Độ được thực hiện thông qua con đường nào?

A. Chiến tranh xâm lược.

B. Buôn bán và truyền giáo.

C. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.

D. Buôn bán và chiến tranh thôn tính.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được lựa chọn để giới thiệu với bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm-pa; Phù Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay