Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Tầng lớp bị trị trong xã hội Phù Nam bao gồm

A. quý tộc, tăng lữ và nông dân.

B. tu sĩ, thợ thủ công và nô lệ.

C. nông dân, thương nhân và quý tộc.

D. nông dân, thợ thủ công và nô lệ.

Câu 2. Người Phù Nam đã dựa vào loại chữ nào để xây dựng hệ thống chữ viết của riêng mình?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 3. Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Sa Huỳnh.

B. Văn hóa Phùng Nguyên.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa Đông Sơn.

Câu 4. Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:

A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.

B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.

C. Thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.

D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

Câu 5. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là

A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.

B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.

C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.

D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

Câu 6. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?

A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Câu 7. Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng của:

A. Nguyễn Trãi.

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

D. Nguyễn Du.

Câu 8. Chữ Quốc ngữ ra đời vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XVIII.

Câu 9. Ai là người đã chế tạo ra súng thần cơ?

A. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Quý Ly.

C. Lê Lợi.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 10.Nội dung nào không phải là ưu điểm của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Thể hiện tinh thần chủ đạo là yêu nước, nhân ái, hòa hợp với tự nhiên, giữa người với người.

C. Tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo.

D. Phát triển đạt đến cao độ của một nền văn minh nông nghiệp.

Câu 11.Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.

C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.

Câu 12. Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.

B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.

C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học.

D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.

Câu 13. Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 14. Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 15.Lễ hội Lồng tồng là lễ hội đặc trưng của dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày.

B. Dân tộc Ê Đê.

C. Dân tộc Nùng.

D. Dân tộc H’mông.

Câu 16. Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.

B. Phong phú về hoa văn trang trí.

C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.

D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.

Câu 17. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.

B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.

C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

Câu 18. Nguyên nhân phương tiện đị lại của các đồng bảo dân tộc Việt Nam rất đa dạng là:

A. Do văn hóa của mỗi dân tộc.

B. Do sinh sống trên những địa hình khác nhau.

C. Do số dân của mỗi dân tộc.

D. Do thời tiết ở mỗi vùng mà các dân tộc sinh sống.

Câu 19. Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.

B. Mị Châu - Trọng Thủy.

C. Con Rồng cháu Tiên.

D. Thánh Gióng.

Câu 20. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

A. 23/06.

B. 30/04.

C. 02/09.

D. 18/11.

Câu 21. Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn là người dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày.

B. Dân tộc Nùng.

C. Dân tộc Thái.

D. Dân tộc Kinh.

Câu 22. Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là:

A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.

B. phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số.

C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài.

D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở.

Câu 23. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững.

Câu 24. Câu nói “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” của Bác Hồ có ý nghĩa:

A. Sức mạnh của khối đại đoàn kết là yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng.

B. Đoàn kết trong nhân dân là yếu tố quan trọng nhất trong bầu trời.

C. Nhân dân quý như trời nên thế lực của nhân dân là mạnh nhất, không ai vượt qua được.

D. Trong bầu trời này, nhân dân là quý nhất, không có gì thay thế được.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày những thành tựu nổi bật về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao trong kiến trúc của đền, tháp, đình miếu Đại Việt phong kiến thường có hình ảnh con rồng?  (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam?

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

1

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay