Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Người Phù Nam đã dựa vào loại chữ nào để xây dựng hệ thống chữ viết của riêng mình?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 2. Nhà ở của cư dân Phù Nam chủ yếu là

A. nhà sàn.

B. nhà đất.

C. nhà thuyền.

D. nhà bê tông.

Câu 3. Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Phù Nam là:

A. tín ngưỡng thờ thánh Ala.

B. tín ngưỡng thờ Chúa.

C. tín ngưỡng thờ Phật.

D. tín ngưỡng phồn thực.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?

A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.

B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.

C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 5. Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế là do:

A. Nhiều rừng.

B. Nhiều hải sản.

C. Giáp biển, có nhiều cảng biển.

D. Nhiều khoáng sản có giá trị như vàng.

Câu 6. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là:

A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.

B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.

C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.

D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

Câu 7. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Dân chủ đại nghị.

Câu 8. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Lê sơ?

A. Hình luật.

B. Hoàng Việt luật lệ.

C. Hình thư.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 9. Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?

A. Vua Lý Thái Tổ.                                

B. Vua Trần Thái Tông.

C. Vua Trần Nhân Tông.                         

D. Vua Lý Nhân Tông.

Câu 10.Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là:

A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.

B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.

D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 11.Việc nhà vua đích thân thực hiện lễ Tịch điền đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến Đại Việt?

A. Chú trọng phát triển nông nghiệp.

B. Hạn chế sự phát triển của thương nghiệp.

C. Chú trọng phát triển thương mại.

D. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.

Câu 12. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.

B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.

C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.

D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.

Câu 13. Dân tộc có dân số vài trăm nghìn người là:

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Bru – Vân Kiều.

C. Dân tộc Tày.

D. Dân tộc Gia-rai.

Câu 14. Dân tộc Hoa thuộc ngữ hệ nào?

A. Ngữ hệ Nam Đảo.

B. Ngữ hệ Hán – Tạng.

C. Ngữ hệ Nam Á.

D. Ngữ hệ Thái – Ka-đai.

Câu 15.Người Kinh có tập quán ở trong nhà nào?

A. Nhà trệt.

B. Nhà sàn.

C. Nhà dài.

D. Nhà rông.

Câu 16. Sự đa dạng và phong phú về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực nào?

A. Trang phục và cách ăn mặc.

B. Nhà ở và phương tiện đi lại.

C. Ẩm thực và nguyên liệu nấu ăn.

D. Tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội.

Câu 17. Điểm chung về tôn giáo của người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số là:

A. Đều có những công trình Phật giáo tiêu biểu ở địa phương.

B. Đều phải đi cầu nguyện vào mỗi tuần theo tôn giáo mà mình theo.

C. Đều tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo.

D. Đều tổ chức các nghi lễ liên quan đến tôn giáo như Lễ Giáng sinh.

Câu 18. Nguyên nhân người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc không sử dụng xe máy để di chuyển?

A. Do địa hình miền núi, độ dốc lớn, hẹp nên đi lại khó khăn.

B. Do người dân không có tiền mua xe máy để di chuyển.

C. Do người dân không biết sử dụng xe máy để di chuyển.

D. Do thời tiết khắc nghiệt, luôn gặp thiên tai bão lũ nên không thể sử dụng xe máy.

Câu 19. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?

A. Dân tộc Gia-rai.

B. Dân tộc Ba-na.

C. Dân tộc Ê-đê.

D. Dân tộc Mnông.

Câu 20. Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?

A. Chăm sóc y tế.

B. Giáo dục và đào tạo.

C. Xây dựng hệ thống giao thông.

D. Xây dựng các công trình văn hóa.

Câu 21. Tổ chức nào có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội cựu chiến binh Việt Nam.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Hội phụ nữ Việt Nam.

Câu 22. Nội dung nào thuộc nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?

A. Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.

B. Các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.

C. Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặ

D. Các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.

Câu 23. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì?

A. công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

B. cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước.

C. cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.

D. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.

Câu 24. Đâu không phải chương trình vận động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân?

A. Ngày vì người nghèo.

B. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

C. Người Việt dùng hàng Việt.

D. Trái tim cho em.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày khái niệm và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, chọn một dân tộc của Việt Nam và giới thiệu về ngôn ngữ và đời sống vật chất của dân tộc đó.

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay