Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?

A. Quý tộc và tu sĩ.

B. Nông dân và nô lệ.

C. Nông dân và thợ thủ công.

D. Thợ thủ công và thương nhân.

Câu 2. Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam thuộc vùng nào của nước ta hiện nay?

A. Tây Bắc Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 3. Tổ tiên của người Phù Nam là ai?

A. Nhóm cư dân bản địa.

B. Nhóm di cư gốc Phi.

C. Nhóm di cư gốc Ấn.

D. Nhóm di cư gốc Âu.

Câu 4. Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước

A. dân chủ chủ nô phương Tây.

B. phong kiến phương Đông.

C. chuyên chế cổ đại phương Đông.

D. cộng hòa đại nghị phương Tây.

Câu 5. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là gì?

A. Kinh tế phồn thịnh, quốc gia giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Ngoại thương đường biển phát triển.

C. Làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.

D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

Câu 6. Nguyên nhân khiến thương mại biển quốc tế của vương quốc Phù Nam phát triển mạnh mẽ là:

A. Là điểm đến của nhiều cuộc phát kiến địa lí.

B. Vị trí địa lí giáp biển, có nhiều hải cảng.

C. Là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất Đông Nam Á.

D. Bốn mặt giáp biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.

Câu 7. Thời nhà Trần, thiền phái nào ra đời?

A. Thiền phái Thảo Đường.

B. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

C. Thiền phái Vô Ngôn Thông.

D. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Câu 8. Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XI.

C. Thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XVI.

Câu 9. Thành tựu tiêu biểu về khoa học quân sự thời Hồ là gì?

A. Súng thần cơ.

B. Súng đại bác.

C. Thuốc súng.

D. Súng thần công.

Câu 10.Nội dung nào không phải là ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, độc đáo.

B. Khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh.

C. Thể hiện rõ sự kết hợp những dòng văn hóa đã có khả năng hội nhập giữa bản địa với bên ngoài và bên ngoài hòa nhập vào nội địa.

D. Thể hiện sự tiếp thu toàn bộ văn hóa từ nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

Câu 11.Nguyên nhân Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là:

A. Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu.

B. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật.

C. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền.

D. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thực của người Việt từ lâu đời.

Câu 12. Việc sử dụng khoa cử làm cách chủ yếu để tuyển chọn quan lại đã tạo ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến?

A. Hình thành nền quân chủ quý tộc.

B. Hình thành nền quân chủ quan liêu.

C. Hình thành nền quân chủ chuyên chế tập quyền cao.

D. Hình thành nền quân chủ phân quyền.

Câu 13. Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Câu 14. Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

A. 50 dân tộc.

B. 52 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

D. 56 dân tộc.

Câu 15.Lễ hội Ok om bok là lễ hội đặc trưng của dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày.

B. Dân tộc Ê Đê.

C. Dân tộc Nùng.

D. Dân tộc Khơ-me.

Câu 16. Nội dung nào không phản ánh phong tục, tập quán của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có bản sắc riêng.

B. Các phong tục, tập quán của 54 dân tộc đều giống nhau.

C. Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Lễ hội là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc gặp gỡ và giao lưu.

Câu 17. Một trong những đặc điểm giống nhau của các dân tộc Việt Nam là:

A. Cùng có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.

B. Luôn đoàn kết bên nhau để xây dựng đất nước.

C. Cùng có kinh nghiệm trông cây lương thực.

D. Trình độ phát triển kinh tế ít chênh lệch.

Câu 18. Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là những dân tộc nào ở Việt Nam?

A. Mường, Tày, Thái.

B. Tày, Nùng, Thái.

C. Dao, Thái, Nùng.

D. Ê Đê, Ba Na, Gia Rai.

Câu 19. Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?

A. Tôn giáo.

B. Dân tộc.

C. Mặt trận.

D. Xã hội.

Câu 20. Không gian văn hóa cồng chiêng là đặc trưng của đồng bào ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Câu 21. Vai trò của tổ chức nào góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Đoàn Thanh niên Cộng sản.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam?

A. Nhu cầu thủy lợi và trị thủy, phát triển nông nghiệp.

B. Chính sách xây dựng khối đoàn kết dân tộc của nhà nước.

C. Yêu cầu đấu tranh chống các cuộc xâm lược của ngoại bang.

D. Yêu cầu mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà nước.

Câu 23. Chính sách dân tộc trong thời đại mới hiện nay khác gì so với thời kì phong kiến?

A. Mang tính có lợi nhiều hơn cho đồng bào người Kinh.

B. Mang tính có lợi nhiều hơn cho cộng đồng dân tộc thiểu số.

C. Mang tính thống nhất, bình đẳng trên nhiều lĩnh vực.

D. Mang tính tiến bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Câu 24. Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề……………., quyết định thành bại của cách mạng.

A. cơ bản

B. quan trọng

C. sống còn

D. then chốt

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Vẽ đường thời gian liệt kê những sự kiện tiêu biểu của nền giáo dục Đại Việt. Trình bày những nét chính về văn học của văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao văn học chữ Hán của các triều đại Việt Nam mang đậm tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,…? (1,0 điểm)

c) Nêu suy nghĩ của em về câu nói “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có.” (1,0 điểm)

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

1 ý

6

1

5.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

1

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay