Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?

A. Bắc Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Câu 2. Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Sa Huỳnh.

B. Văn hóa Phùng Nguyên.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa Đông Sơn.

Câu 3. Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Đầu thế kỉ I.

C. Cuối thế kỉ II.

D. Đầu thế kỉ III.

Câu 4. Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước

A. dân chủ chủ nô phương Tây.

B. phong kiến phương Đông.

C. chuyên chế cổ đại phương Đông.

D. cộng hòa đại nghị phương Tây.

Câu 5. Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang  - Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?

A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.

C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.

D. Thể chế chính trị là nhà nước quân chủ điển hình.

Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nào quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hin-đu giáo?

A. Thời gian ra đời muộn.

B. Thời gian ra đời từ rất sớm.

C. Cư dân có trình độ cao.

D. Sự phát triển của ngoại thương.

Câu 7. Văn minh Đại Việt kế thừa từ nền văn minh nào?

A. Văn minh Phù Nam.

B. Văn minh Chăm-pa.

C. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

D. Văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.

Câu 8. Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là:

A. Phố Hiến.

B. Hội An.

C. Thanh Hà.

D. Thăng Long.

Câu 9. Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

A. Lý.

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu một bước tiến mới với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia Đại Việt?

A. Sự kiện vua Ngô Quyên đánh đuổi quân Nam Hán chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

B. Sự kiện vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La (Thăng Long).

C. Sự kiện Trần Hưng Đạo ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông.

D. Sự kiện Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khởi bờ cõi và lập ra triều Lê sơ.

Câu 11. Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ Tịch điền” nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

C. Khuyến khích bảo vệ, tôn tại đê điều.

D. Khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp.

Câu 12. Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.

C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.

Câu 13. Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

A. 50 dân tộc.

B. 52 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

D. 56 dân tộc.

Câu 14. Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là

A. tiếng Thái.

B. tiếng Môn.

C. tiếng Hán.

D. tiếng Việt.

Câu 15. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.

B. Ngữ hệ Nam Á.

C. Ngữ hệ Hán - Tạng.

D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.

Câu 16. Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là:

A. vừa tập trung vừa xen kẽ.

B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.

C. chỉ sinh sống ở miền núi.

D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.

Câu 17. Nguyên nhân dân tộc Kinh sống chủ yếu ở các đồng bằng, trung du là do:

A. Khí hậu mát mẻ, địa hình đồng bằng thuận tiện cho việc canh tác lúa nước.

B. Địa hình xung quanh toàn cao nguyên, khí hậu khô nóng thuận lợi cho chăn nuôi.

C. Mạng lười sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho việc giao thương trên biển.

D. Địa hình ruộng bậc thang thuận lợi cho người dân canh tác lúa nước.

Câu 18. Điểm chung về lễ hội của người Kinh và người dân tộc thiểu số là gì?

A. Lễ hội của các dân tộc đều tổ chức với quy mô quốc gia, quốc tế.

B. Lễ hội của các dân tộc đều gắn liền với các tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Lễ hội của các dân tộc đều có lễ hội múa cồng chiêng.

D. Lễ hội của các dân tộc đều được tổ chức trong nhà hát lớn.

Câu 19. Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn là người dân tộc nào?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Thái.

C. Dân tộc Tày.

D. Dân tộc Ê Đê.

Câu 20. Có mấy nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước?

A. 2 nguyên tắc.

B. 3 nguyên tắc.

C. 4 nguyên tắc.

D. 5 nguyên tắc.

Câu 21. Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?

A. Tôn giáo.

B. Dân tộc.

C. Mặt trận.

D. Xã hội.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia, khu vực.

B. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất.

C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng miền núi.

D. Đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

Câu 23. Khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong lịch sử dựng kháng chiến quân Nguyên - Mông?

A. Sự đồng lòng và đoàn kết của quân dân nhà Trần đã ba lần đánh đuổi được giặc Nguyên - Mông.

B. Nhân dân yêu nước từ khắp nơi trên cả nước tập hợp về Lam Sơn để tham gia cuộc khởi nghĩa.

C. Vua tôi nhà Lê đồng lòng nổi dậy kháng chiến chống giặc.

D. Vua Trần phát đi lời kêu gọi nhân dân cả nước vùng lên chống giặc.

Câu 24. Đảng đã xác định đại đoàn kết dân tộc là:

A. Yêu cầu bắt buộc mà nhân dân trong cả nước đều phải thực hiện theo.

B. Nền tảng để các dân tộc tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc.

C. Cơ sở để hình thành nên các dân tộc trên dải đất hình chữ S.

D. Đường lối chiến lược, cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Lập bảng trình bày những thành tựu văn minh tiêu biểu về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Phù Nam. (2,0 điểm).

b) Tại sao nền văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn minh Ấn Độ?(1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ ý kiến của em về tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời đại hiện nay?

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay