Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 chân trời sáng tạo đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn lịch sử 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?

A. Văn minh La Mã.

B. Văn minh Ấn Độ.

C. Văn minh Lưỡng Hà.

D. Văn minh Trung Hoa.

Câu 2. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là

A. xe bò.

B. ngựa.

C. voi.

D. thuyền.

Câu 3. Nghệ thuật điêu khắc của người Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của quốc gia nào?

A. Ấn Độ.

B. Đại Việt.

C. Trung Quốc.

D. Triều Tiên.

Câu 4. Tổ tiên của người Phù Nam là ai?

A. Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn.

B. Chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh.

C. Chủ nhân của nền văn hóa tiền Óc Eo.

D. Chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên.

Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nào quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo?

A. Thời gian ra đời muộn.

B. Thời gian ra đời sớm.

C. Cư dân có trình độ cao.

D. Sự phát triển của ngoại thương.

Câu 6. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang  - Âu Lạc và Chăm-pa là gì?

A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.

B. Phát triển đánh bắt thủy hải sản và khai thác lâm sản.

C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.

D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.

Câu 7. Thăng Long thời Lý – Trần có bao nhiêu phố phường?

A. 36 phố phường.

B. 45 phố phường.

C. 54 phố phường.

D. 61 phố phường.

Câu 8. Giai đoạn phát triển của văn minh Đại Việt gắn với văn hóa nào?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Thăng Long.

D. Văn hóa Óc Eo.

Câu 9. Vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La vào thời gian nào?

A. Năm 1001.

B. Năm 1010.

C. Năm 1100.

D. Năm 1000.

Câu 10.Tình hình Đại Việt từ thế kỉ XVI – XIX diễn ra như thế nào?

A. Có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt đất nước.

B. Phát triển trên tất cả các lĩnh vực và đạt đến sự thịnh trị.

C. Định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành.

D. Bị Pháp xâm lược và thực hiện những chính sách đồng hóa.

Câu 11.Nguyên nhân Phật giáo được tôn sùng dưới thời Lý – Trần?

A. Do hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế.

B. Do du nhập và đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

C. Do bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến.

D. Do sử dụng để tuyển chọn quan lại và người tài.

Câu 12. Việc thờ Thành hoàng làng tại đình, đền, miếu ở các làng xã có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn với cha ông.

B. Thể hiện sự biết ơn, thành kính đối với người có công với đất nước.

C. Củng cố tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

D. Đóng vai trò liên kết cộng đồng làng xã, là nơi quy tụ tâm linh cho cư dân.

Câu 13. Dân tộc có dân số vài trăm người là:

A. Dân tộc Thái.

B. Dân tộc Sán Cháy.

C. Dân tộc Chứt.

D. Dân tộc Si La.

Câu 14. Dân tộc Gia Rai thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

A. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.

B. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

C. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

D. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Câu 15.Nhà ở của các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc là:

A. Nhà sàn.

B. Nhà trệt.

C. Nhà tranh.

D. Nhà thuyền.

Câu 16. Nội dung nào phản ánh hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?

A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.

B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.

C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.

Câu 17. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.

B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.

C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

Câu 18. Nhận xét vào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Chỉ tiếp thu văn hóa phương Tây.

C. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc.

D. Chỉ tiếp thu văn hóa phương Đông.

Câu 19. Tử nửa sau thế kỉ XIX, đồng bào dân tộc nào đã tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp?

A. Dân tộc Thái.

B. Dân tộc Kinh.

C. Dân tộc Thổ.

D. Dân tộc Xơ Đăng.

Câu 20. Truyền thuyết nào là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử?

A. Truyền thuyết Thánh Gióng.

B. Truyền thuyết Chử Đồng Tử.

C. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

D. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Câu 21. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

A. 23/06.

B. 30/04.

C. 02/09.

D. 18/11.

Câu 22. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.

B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng.

C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.

D. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 23. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công là:

A. Vũ khí chiến đấu hiện đại.

B. Sự viện trở từ bên ngoài.

C. Thành lũy, công sự kiên cố.

D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 24. Ở Việt Nam, việc xây dựng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, miễn giảm học phí cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. An ninh – quốc phòng.

B. Kinh tế.

C. Y tế.

D. Văn hóa – giáo dục.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Nêu những nét nổi bật về mặt chính trị của nền văn minh Đại Việt. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lê sơ. (2,0 điểm).

b) Tại sao lại nói bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ ý kiến của em về tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời đại hiện nay?

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 17: Văn minh Phù Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 18. Văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 20. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay