Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1:  ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2:  ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?

A. Làm rung chuyển chính quyền đô hộ, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này.

B. Là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.

C. Chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. Chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt, tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.

Câu 2. Đâu là biểu hiện chứng tỏ nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc?

A. Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

B. Loại bỏ tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.

C. Tiếp thu một số lễ tết như Tết trồng cây, Lễ hội lồng đèn,…nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.

D. Tiếp thu chữ Hán và tất cả các quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán. 

Câu 3. Trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của Vương quốc Phù Nam gồm:

A. Sin-ha-pu-ra.

B. Vi-ra-pu-ra.

C. Ăng-co Bo-rây.

C. In-đra-pu-ra

Câu 4. Chỉ ra phong tục của người Việt được nhắc đến trong đoạn tư liệu dưới đây.

“Sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm (năm 304) chép: Trái cau tươi (tân lang) ăn thì có vị đắng và chát, nhưng chẻ bỏ cái vỏ ra đem nấu chín thì nó như trái táo khô, đem ăn chung với trầu và vôi thì thấy trơn ngon, hạ khí, tiêu đờm, Người ở Giao Châu và Quảng Châu cho là quý, khi cưới hỏi thì đem trầu cau ra đãi khách trước nhất. Nếu gặp nhau mà không bày trầu cau ra thì người ta sẽ oán hờn. Phong tục ngày nay cũng còn như thế”.

(Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, tập III, quyển 9, 

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội,1995, tr. 111)

A. Nhuộm răng đen.

B. Búi tóc.

C. Ăn trầu.

D. Xăm mình.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không về những cải cải cách của Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc?

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Tha bỏ lực dịch.

C. Bãi bỏ việc lập sổ hộ khẩu. 

D. Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập.

Câu 6. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào thời gian nào?

A. Thế kỉ I.

B. Thế kỉ II.

C. Thế kỉ III.

D. Thế kỉ IV.

Câu 7. Cư dân Phù Nam đặc biệt giỏi trong nghề: 

A. Đi biển.

B. Trồng rừng.

C. Làm đồ gốm.

D. Buôn bán.

Câu 8. Đâu không phải là một tầng lớp trong xã hội Chăm-pa?

A. Tăng lữ, quý tộc.

B. Dân tự do, nô lệ.

C. Nô lệ, quý tộc.

D. Thương nhân, dân tự do.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Trình bày nét chính của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X mà em thấy ấn tượng nhất. 

b. Nêu tên con đường, trường học, di tích lịch sử,…mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng mà em biết. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Mô tả những điểm độc đáo về cách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938.

b. Có ý kiến cho rằng: “Chiến thắng Bạch Đằng là cơ sở của việc phục hồi quốc thống”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 6  – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

1

1 ý

 

1 ý

Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

1

1

Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX

1 ý

1

1 ý

Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II  đến thế kỉ X

1

1

Bài 20. Vương quốc Phù Nam

1

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý 

4

1 ý

0

1 ý

0

1 ý

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%


 

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Nhận biết

- Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X. 

1

C1

Thông hiểu

- Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng). 

1 ý

C1a

Vận dụng

- Sưu tầm được thông tin từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về tên và ý nghĩa của con đường, trường học, di tích lịch sử,… mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng

1 ý

C1b

Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Nhận biết

- Nhận biết được sự phát triển của văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. 

1

C2

Thông hiểu

- Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hóa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. 

1

C4

Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX

Nhận biết

- Mô tả được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

1 ý

C2a

Thông hiểu

- Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương. 

1

C5

Vận dụng cao

- Liên hệ với kiến thức đã học, đưa ra quan điểm về nhận định và giải thích. 

1 ý

C2b

Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II 

đến thế kỉ X

Nhận biết

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa.

1

C6

Thông hiểu

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội của Chăm-pa.

1

C8

Bài 20. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.

1

C3

Thông hiểu

- Trình bày được nét chính về tổ chức kinh tế của Phù Nam.

1

C7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay