Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc?
A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh,…
B. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng nữ quyền.
C. Đón nhận một số dòng Cơ đốc giáo.
D. Tiếp thu Đạo giáo nhưng không có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.
Câu 2. Phong tục nào của người Việt được nhắc đến trong đoạn thơ dưới đây?
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)
A. Hội làng. | B. Nghe – nói tiếng mẹ đẻ. |
C. Ăn trầu. | D. Thờ các vị thần tự nhiên. |
Câu 3. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
A. Là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.
B. Chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
C. Xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ với phong kiến phương Bắc.
D. Chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt, tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.
Câu 4. Đâu không phải là một trong những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
B. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
C. Năm 545, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
D. Năm 602, nhà Đường đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
Câu 5. Tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa là:
A. Nhật Nam. | B. Lâm Ấp. | C. Tượng Lâm. | D. Khu Liên. |
Câu 6. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào ở nước ta ngày này?
A. Trung Trung Bộ. | B. Nam Bộ. | C. Nam Trung Bộ. | D. Bắc Trung Bộ. |
Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:
A. Khai thác khoáng sản. | B. Trao đổi sản vật với thuyền buôn nước ngoài. |
C. Khai thác lâm sản. | D. Sản xuất nông nghiệp. |
Câu 8. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?
“Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La Thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia đặt
các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ (...) bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán (...). Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đêu được yên vui”.
(Khâm định Việt sử thông giảm Cương mục,
Quốc sử quán triêu Nguyễn)
A. Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng là Tiết độ sứ.
B. Khúc Thừa Dụ cùng Khúc Hạo xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
C. Khúc Hạo nổi dậy chiếm thành Đại La, lật độ chính quyền đô hộ.
D. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X mà em thấy ấn tượng nhất.
Câu 2 (1,0 điểm). Đánh giá về chiến thắng Bạch Đằng, bộ cổ sử lớn nhất của thời kì phong kiến Việt Nam viết như sau:
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương. Làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh giặc cũng giỏi vậy”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB,
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 203 - 204)
Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?
Câu 3 (1,0 điểm)
a. So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.
b. Theo em, nét văn hóa nào của cư dân Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | 1 | 1 |
| |||||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | 1 | 1 | ||||||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX | 1 |
| 1 | 1 | ||||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | 1 | 1 | ||||||
Bài 20. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 ý | 1 ý | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 ý | 0 | 1,0 | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Nhận biết | - Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng). | 1 | C4 | |||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Nhận biết | - Nhận biết được sự phát triển của văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hóa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. | |||||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX | Nhận biết | - Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | - Liên hệ với kiến thức đã học, đưa ra quan điểm về nhận định và giải thích. | 1 | C2 | |||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Nhận biết | - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính về tổ hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa. | 1 | C7 | |||
Bài 20. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được nét chính về tổ chức kinh tế của Phù Nam. - So sánh được hoạt động kinh tế của cưa dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa. | 1 ý | C3a | |||
Vận dụng cao | Sưu tầm được thông tin từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ ngày này. | 1 ý | C3b |