Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 cánh diều (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 cánh diều kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. 15 vạn viện binh của quân Minh tiến vào nước ta vào thời gian nào?

A. Tháng 5/1425.

B. Tháng 2/1426.

C. Tháng 10/1427.

D. Tháng 12/1428.

Câu 2. Câu nói “Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới” của tác giả nào?

A. Lê Lợi.

B. Lê Thánh Tông.

C. Ngô Sỹ Liên.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 3. Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn:

A. Từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

B. Từ Nghệ An đến Huế.

C. Từ Quảng Nam đến Phú Yên.

D. Từ Đông Kinh đến Nghệ An.

Câu 4. Việc nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng mà vẫn tổ chức hội thề Đông Quan tha cho quân Minh đã thể hiện điều gì?

A. Thể hiện Lê Lợi động lòng trắc ẩn tha cho quân Minh về với gia đình.

B. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngợi của nhân dân đối với kẻ thù bại trận.

C. Thể hiện tình thương người của người Việt ta từ bao đời nay.

D. Thể hiện tình đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh.

Câu 5. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?

A. Tháng 10/1426.

B. Tháng 5/1427.

C. Tháng 4/1428.

D. Tháng 6/1429.

Câu 6. Tác phẩm nổi tiếng về toán học của Lương Thế Vinh là:

A. Lập thành toán pháp.

B. Đại thành toán pháp.

C. Cửu chương lập thành tính pháp.

D. Chỉ minh lập thành toán pháp.

Câu 7. Vua Lê Thái Tổ cho mở lại Quốc Tử Giám vào năm nào?

A. Năm 1428.

B. Năm 1442.

C. Năm 1526.

D. Năm 1689.

Câu 8. Nguyên nhân dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần là do:

A. Do pháp luật nhà Lê hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.

B. Do nhà Lê thực hiện chính sách “hạn nô”.

C. Do đời sống nhân dân ấm no nên không còn ai phải bán mình làm nô tì.

D. Do các gia đình quan lại, quý tộc không còn cần tới lực lượng nô tì phục vụ.

Câu 9. Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa thời gian nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XI.

C. Thế kỉ XII.

D. Thế kỉ XIII.

Câu 10. Lục Chân Lạp ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia.

D. Mi-an-ma.

Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

A. Chữ viết chính là chữ Phạn và chữ Chăm.

B. Phật giáo là tôn giáo chính của người Chăm-pa.

C. Vũ điệu Áp-sa-ra là vũ điệu nổi tiếng của người Chăm-pa.

D. Kiến trúc Chăm-pa chủ yếu là các đền tháp với các phù điêu có họa tiết sinh động.

Câu 12. Từ nửa sau thế kỉ XIII, sự kiện nổi bật của Vương quốc Chăm-pa là:

A. Vương triều Chăm-pa thay thế vương triều In-đờ-ra-pu-ra.

B. Vương triều Chăm-pa chiến tranh với Chân Lạp.

C. Vương triều Chăm-pa ổn định về chính trị.

D. Vương triều Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao dưới thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khí hậu ở phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a là:

A. Khí hậu đại dương.

B. Khí hậu nhiệt đới.

C. Khí hậu cận nhiệt.

D. Khí hậu ôn đới.

Câu 2. Đâu là loài thực vật đặc hữu ở lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. cọ dầu, bông gòn, sung, vả.

B. bạch đàn, keo hoa vàng, tràm, ngân hoa.

C. xương rồng, cây bụi gai.

D. sồi, thông, cây bụi gai.

Câu 3. Nguyên nhân nào khiến khí hậu các đảo và quần đảo châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa?

A. Do nằm trong đới ôn hòa.

B. Do có các rừng mưa nhiệt đới cung cấp ẩm.

C. Do được biển bao quanh, độ ẩm cao.

D. Do khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều quanh năm.

Câu 4. Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh ngành gì trong nông nghiệp?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Khai thác gỗ

D. Trồng rừng.

Câu 5. Thành phố nào lớn nhất Ô-xtrây-li-a?

A. Thành phố Can-bê-ra.

B. Thành phố Men-bơn.

C. Thành phố Uyn-ham.

D. Thành phố Xít-ni.

Câu 6. Ô-xtrây-li-a đã áp dụng biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên đất?

A. Sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, hiện đại trong trồng trọt và canh tác.

B. Áp dụng các biện pháp để khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa.

C. Đưa ra những chính sách nghiêm cấm người dân chăn thả gia súc.

D. Xây dựng thêm các nhà máy theo dõi tài nguyên.

Câu 7. Loài vật chủ yếu sống ở châu Nam Cực là:

A. Gấu trắng.

B. Gấu trúc.

C. Chim cánh cụt.

D. Cang-gu-ru.

Câu 8. Đại bộ phận lãnh thổ châu Nam Cực được bao phủ bởi:

A. Núi cao.

B. Núi lửa.

C. Hoang mạc.

D. Băng.

Câu 9. Nguyên nhân khiến khí hậu châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá gay gắt là:

A. Do vị trí ở vùng cực nên mùa đông đêm địa cực kéo dài.

B. Mùa hè có ngày kéo dài, cường độ bức xạ lại rất yếu nên khả năng tích trữ năng lượng nhiệt của lục địa kém.

C. Là một lục địa rộng, diện tích trên 14 triệu Km2, băng nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10. Sự kiện nào đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi?

A. Cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng Đại đế.

B. Cuộc chiến tranh của Pê-lô-pô-ne.

C. Cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lăng.

D. Cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô.

Câu 11. A-ten trở thành trung tâm thương mại của Hy Lạp vào thời gian nào?

A. Thế kỉ III TCN.

B. Thế kỉ V TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ X TCN.

Câu 12. Yếu tố nào sau đây góp phần hình thành và phát triển đô thị A-ten cổ đại?

A. Đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp.

B. Có vị trí gần với lưu vực các con sông lớn.

C. Kinh tế thủ công nghiệp, buôn bán phát triển.

D. Dân cư sống tập trung tại đồng bằng rộng lớn.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Nêu vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao Ô-xtrây-li-a được gọi là thiên đường định cư trên thế giới?

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Chỉ ra thời gian 15 vạn quân Minh tiến vào nước ta.

- Nêu tên tác giả của câu nói “Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”.

- Chỉ ra vùng mà nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng trong vòng 10 tháng.

 

3

 

C1, 2, 3

Vận dụng

- Nêu ý nghĩa của việc nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng mà vẫn tổ chức hội thề Đông Quan tha cho quân Minh.

 

1

 

C4

Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Chỉ ra thời gian Lê Lợi lên ngôi hoàng đế.

- Nêu tên tác phẩm nổi tiếng về toán học của Lương Thế Vinh.

- Chỉ ra thời gian vua Lê Thái Tổ mở lại Quốc Tử Giám.

 

3

 

C5, 6, 7

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần.

 

1

 

C8

VD cao

- Giải thích vì sao dưới thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn.

1

 

C2

 

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Nhận biết

- Xác định thời gian Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.

- Chỉ ra quốc gia là Lục Chân Lạp.

 

2

 

C9, 10

Thông hiểu

- Nêu nội dung không phản ánh tình hình văn hóa của vương quốc Chăm-pa từ TK X – TK XVI.

- Nêu sự kiện nổi bất của Vương quốc Chăm-pa từ nửa sau thế kỉ XIII.

- Trình bày những nét chính về vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

1

2

C1

C11, 12

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra khí hậu ở phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Chỉ ra loài thực vật đặc hữu ở lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C1, 2

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân khiến khí hậu các đảo và quần đảo châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa

 

1

 

C3

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Nhận biết

- Chỉ ra ngành nông nghiệp phát triển mạnh ở Ô-xtrây-li-a.

- Nêu tên thành phố lớn nhất ở Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nêu biện pháp Ô-xtrây-li-a áp dụng để bảo vệ tài nguyên đất.

 

1

 

C6

VD cao

- Giải thích vì sao Ô-xtrây-li-a được gọi là thiên đường định cư trên thế giới.

1

 

C2

 

Bài 22: Châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra loài vật chủ yếu sống ở châu Nam Cực.

- Xác định địa hình bao phủ đại bộ phận lãnh thổ châu Nam Cực.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân khiến khí hậu châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá gay gắt.

 

1

 

C9

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Nhận biết

- Chỉ ra sự kiện đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.

- Xác định thời gian A-ten trở thành trung tâm thương mại của Hy Lạp.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Nêu yếu tố góp phần hình thành và phát triển đô thị A-ten cổ đại.

- Nêu vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại.

1

1

C1

C12

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay