Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3 . Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 4 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Củ Chi xứng đáng với danh hiệu nào?
- A. Anh hùng dưới lòng đất
- B. Đất thép thành đồng
- C. Đất ngụy trang
- D. Đáp án khác
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội nào sau đây có ở Tây Nguyên?
- A. Chợ phiên
- B. Lễ hội Gội đầu
- C. Lễ hội Cồng chiêng
- D. Lễ hội Khặp
Câu 3 (0,5 điểm). Nam bộ có vùng đồng bằng lớn đó là
- A. Nam bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đồng bằng Bắc bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 4 (0,5 điểm). Cây ăn quả nào sau đây được trồng nhiều ở vùng Nam bộ?
- A. Dừa
- B. Dưa hấu
- C. Mận
- D. Mơ
Câu 5 (0,5 điểm). Nhà Rông là nơi người dân tổ chức hoạt động nào?
- A. Kể các câu chuyện
- B. Là nơi học tập
- C. Tổ chức các lễ hội tâm linh
- D. Tổ chức trò chơi cho trẻ nhỏ.
Câu 6 (0,5 điểm). Ai là người đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập?
- A. Bùi Quang Đoàn
- B. Bùi Quang Lưu
- C. Bùi Quang Nhật
- D. Bùi Quang Thận
Câu 7 (0,5 điểm). Vùng Nam bộ có số dân
- A. Hơn 20 triệu người (năm 2020)
- B. Hơn 35 triệu người (năm 2020)
- C. Hơn 40 triệu người (năm 2020)
- D. Hơn 45 triệu người (năm 2020)
Câu 8 (0,5 điểm). Tại sao Nguyễn Tất Thành lại lựa chọn bến cảng Nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước?
- A. Vì đây là nơi có nhiều cảnh đẹp.
- B. Vì đây là nơi thuận lợi để sang Pháp.
- C. Vì đây là nơi có nhiều trường học.
- D. Vì đây là nơi Bác được chỉ định.
Câu 9 (0,5 điểm). Cồng chiêng tồn tại cùng với nền văn hoá nào?
- A. Văn hóa vua Hùng
- B. Văn hóa chúa Trịnh
- C. Văn hóa nhà Lê
- D. Văn hóa Đông Sơn
Câu 10 (0,5 điểm). Nhà Rông được đánh giá là?
- A. Nhà ở dân dã.
- B. Nhà văn hóa.
- C. Nhà sàn đặc trưng.
- D. Nhà họp mặt.
Câu 11 (0,5 điểm). Địa hình ở Đông Nam Bộ có dạng gì?
- A. Đồng bằng
- B. Trung du
- C. Cao nguyên
- D. Núi non
Câu 12 (0,5 điểm). Thành phố lớn nhất Nam bộ là
- A. Thành phố Sóc Trăng
- B. Thành phố Hồ Chí Minh
- C. Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu
- D. Thành phố Cà Mau
Câu 13 (0,5 điểm). Áo bà ba thể hiện của người dân Nam Bộ có đặc điểm như thế nào?
- A. Đặc trưng vùng quê
- B. Đặc trưng văn hóa của miền sông nước
- C. Đặc trưng văn nghệ
- D. Đặc điểm nghệ thuật
Câu 14 (0,5 điểm). Loại cây nào thích hợp trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Lúa, rau,cây ăn quả
- B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiều
- C. Lúa và cây công nghiệp
- D. Cây cao su và cây điều
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm đất và đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Địa đạo Củ Chi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như thế nào. Em có hiểu biết gì về địa đạo này?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………….
%
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | C | D | A | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | C | A | B | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Vùng Nam bộ có nhiều loại đất khác nhau. Ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan và đất xám. Ở Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất mặn. - Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngồi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu có nguồn nước dồi dào. Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn. | 1,0 điểm
1,0 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Địa đạo củ chi nằm sâu dưới lòng đất, là nơi các chiến sĩ sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu của các chiến sĩ. Ngày nay, di tích địa đạo được bảo tồn ở khu vực Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ hưng và bến đình thuộc xã Nhuận Đức. | 0,5 điểm
0,5 điểm
|
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 22. Một số nét vắn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh | 1 | 1 | 2 | 0 | 2,0 | ||||
Bài 28. Địa đạo Củ Chi | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên | Nhận biết | - Nhận biết được các hoạt động được tổ chức ở nhà Rông. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Đánh giá được điểm đặc biệt của nhà Rông. | 1 | C10 | |||
Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | Nhận biết | - Nhận biết được các lễ hội ở Tây Nguyên. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Nắm được các nền văn hoá tồn tại so song với nền văn hoá Cồng chiêng. | 1 | C9 | |||
Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được các dạng địa hình ở Đông Nam Bộ. - Nhận biết được đồng bằng có diện tích lớn ở vùng Nam Bộ - Nêu được đặc điểm đất và sông ngòi của vùng Nam Bộ. | 2 | 1 | C11 C3 | C1 (TL) |
Kết nối | - Nắm được các loại cây trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. | 1 | C14 | |||
Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được số dân ở vùng Nam Bộ (năm 2020). | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nắm được loại cây được trống nhiều ở vùng Nam Bộ. | 1 | C4 | |||
Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được thành phố có diện tích lớn nhất Nam Bộ. | 1 | C12 | ||
Vận dụng | - Hiểu được đặc điểm của chiếc áo bà ba trong văn hoá của người dân Nam Bộ. | 1 | C13 | |||
Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh | Nhận biết | - Nhận biết được nhân vật lịch sử cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. | 1 | C6 | ||
Kết nối | - Lý giải vì sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn bến cảng nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước. | 1 | C8 | |||
Bài 28. Địa đạo Củ Chi | Nhận biết | - Nhận biết được danh hiệu của công trình địa đạo Củ Chi. | 1 | C1 | ||
Kết nối | - Nêu được vai trò của Địa đạo Củ Chi đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. | 1 | C2 (TL) |