Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 4 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lễ hội Cồng chiêng tái hiện những nghi lễ truyền thống của dân tộc nào?
- A. Các dân tộc Miền Trung.
- B. Các dân tộc Tây Nguyên.
- C. Các dân tộc Miền Bắc.
- D. Các dân tộc Miền Nam.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong hầm địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích gì?
- A. Nghỉ ngơi.
- B. Cứu thương.
- C. Dự trữ lương thực, thực phẩm.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản?
- A. Địa hình đồi lượn sóng.
- B. Khí hậu nóng ẩm.
- C. Đất đai màu mỡ.
- D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao Nam bộ có điều kiện thuận lợi để trồng lúa nước?
- A. Địa hình trải dài.
- B. Địa hình khấp khểnh.
- C. Địa hình bằng phẳng, nhiều sông ngòi.
- D. Địa hình cao.
Câu 5 (0,5 điểm). Vùng Nam bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào?
- A. Phát triển nông nghiệp.
- B. Khai thác khoáng sản.
- C. Khai thác thủy điện.
- D. Xuất khẩu – nhập khẩu.
Câu 6 (0,5 điểm). Vùng nào tiếp giáp với Nam Bộ?
- A. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
- B. Đông Bắc và Tây Bắc.
- C. Tây Bắc và Đông Nam Bộ.
- D. Đông Nam Bộ và Đông Trung Bộ.
Câu 7 (0,5 điểm). Nhà Rông là nơi được người dân sử dụng với mục đích nào?
- A. Là nơi học tập của học sinh.
- B. Là nơi trao đổi, tụ họp, thảo luận.
- C. Là nơi nghỉ trưa của những người nông dân.
- D. Là nhà bếp nấu cơm cho buôn làng.
Câu 8 (0,5 điểm). Tại sao người dân ở Nam Bộ lại có hoạt động chợ nổi?
- A. Vì diễn ra dưới sông.
- B. Vì diễn ra trên sông.
- C. Vì chợ phải bơi trên sông.
- D. Vì chợ để hàng hóa nổi.
Câu 9 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá như thế nào?
- A. Trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước.
- B. Khu vui chơi giải trí hàng đầu.
- C. Du lịch hàng đầu.
- D. Văn hóa hàng đầu.
Câu 10 (0,5 điểm). So với các khu vực khác, dân số Nam Bộ có số lượng như thế nào?
- A. Ít dân.
- B. Dân cư thưa thớt.
- C. Thưa dân.
- D. Đông dân.
Câu 11 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi nằm ở khu vực nào?
- A. Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
- D. Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 12 (0,5 điểm). Cồng chiêng có vai trò gì trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?
- A. Kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hoá.
- B. Đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng.
- C. Là phương tiện giao tiếp hàng ngày.
- D. Tạo không gian giải trí cho trẻ em.
Câu 13 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là?
- A. Nam bộ.
- B. Hà Nội.
- C. Sài Gòn.
- D. Chợ Nổi.
Câu 14 (0,5 điểm). Ở vùng sông nước Nam Bộ, người dân sống chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Nhà chung cư.
- B. Nhà nổi.
- C. Nhà Sàn.
- D. Nhà Rông.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) của thiên nhiên Nam bộ đến sản xuất và sinh hoạt.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số con sông lớn ở vùng Nam bộ và nêu ý nghĩa của những con sông đó đối với đời sống của người dân?