Đề thi cuối kì 1 lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn LS&ĐL 4 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
"
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông nào bù đắp?
- Sông Hồng và sông Thái Bình.
- Sông Hồng và sông Cửu Long.
- Sông Thái Bình và sông Tiền.
- Sông Mê Công và sông Hồng.
Câu 2 (0,5 điểm). Hiện nay, nguyên nhân nào làm gia tăng những tác động tiêu cực tới thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- Nguồn nước ô nhiễm.
- Sinh vật tự nhiên bị suy giảm.
- Biến đối khí hậu.
- Đất bạc màu.
Câu 3 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
- Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định).
- Rừng ngập mặn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (tỉnh Thái Bình).
- Rừng ngập mặn Cà Mau (Cà Mau).
- Rừng ngập mặn Đồng Rui (tỉnh Quảng Ninh).
Câu 4 (0,5 điểm). Nghề thủ công truyền thống nào của vùng đồng bằng Bắc Bộ đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm?
- Nghề thủ công gốm, sứ.
- Nghề thủ công đúc đồng.
- Nghề thủ công thêu ren.
- Nghề thủ công chạm bạc.
Câu 5 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về nghề thủ công truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nghề thủ công truyền thống.
- Các sản phẩm thủ công truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
- Mỗi sản phẩm thủ công truyền thống được tạo thành qua nhiều công đoạn khác nhau.
- Các làng nghề thủ công truyền thống không cần bảo tồn và phát huy giá trị.
Câu 6 (0,5 điểm). Nơi nào diễn ra các sinh hoạt văn hóa chung của làng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- Cổng làng.
- Đình làng.
- Giếng làng.
- Cây đa làng.
Câu 7 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về lễ hội của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- Đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng…
- Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa hè để mọi người được mạnh khỏe, mùa màng bội thu…
- Trong lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và tham gia hoạt động vui chơi.
- Một số hoạt động vui chơi, giải trí nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là đánh đu, đấu vật, kéo co…
Câu 8 (0,5 điểm). Sông Hồng bắt nguồn từ:
- Trung Quốc.
- Ma – lai – xi – a.
- Thái Lan.
- Phi – líp – pin.
Câu 9 (0,5 điểm). Ngày nay, Thành Cổ Loa thuộc:
- huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội)
- huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
- huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai).
- huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng).
Câu 10 (0,5 điểm). Cho câu ca dao
“Răng đen ai nhuộm cho mình
Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say”
Ca dao trên đã nhắc đến tục lệ nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- Tục lệ cúng thờ tổ tiên.
- Tục lệ ăn trầu.
- Tục lệ nhuộm răng đen.
- Tục lệ gói bánh Chưng, bánh Tét.
Câu 11 (0,5 điểm). Vào năm 1428, tên gọi khác của Hà Nội là:
- Thăng Long.
- Đông Đô.
- Đông Quan.
- Đông Kinh.
Câu 12 (0,5 điểm). Triều đại nào dưới đây không chọn Hà Nội làm kinh đô?
- Nhà Lý.
- Nhà Trần.
- Nhà Hậu Lê.
- Nhà Nguyễn.
Câu 13 (0,5 điểm). Di tích nào dưới đây trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
- Khuê Văn Các.
- Khu Thái Học.
- Khu Đại Thành.
- Nhà bia Tiến sĩ.
Câu 14 (0,5 điểm). 82 tấm bia đá ở Văn Miếu khắc tên những người đỗ tiến sĩ dưới triều:
- nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn.
- nhà Lý và nhà Trần.
- nhà Hậu Lê và thời Mạc.
- nhà Mạc và nhà Trần.
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu biểu hiện của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học |
Mức độ |
Tổng số câu
|
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ |
|||||||||
Bài 8. Thiên nhiên vùng Đông bằng Bắc Bộ |
1 |
1 |
1 |
3 |
0 |
1,5 |
|||
Bài 9. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
2,0 |
|||
Bài 10. Một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc |
1 |
1 |
2 |
0 |
1,0 |
||||
Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng. |
2 |
1 |
1 |
3 |
1 |
3,5 |
|||
Bài 12. Thăng Long – Hà Nội |
1 |
1 |
2 |
0 |
1,0 |
||||
Bài 13. Văn Miếu – Quốc Tử Giám |
2 |
2 |
0 |
1,0 |
|||||
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1 |
4 |
1 |
2 |
0 |
14 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
4,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
0 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
6,0 60% |
3,0 30% |
1,0 10% |
10,0 100% |
10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ |
|
|
||||
1. Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ |
Nhận biết |
Nhận biết hệ thống sống bù đắp nên Đồng bằng Bắc Bộ. |
1 |
C1 |
||
Kết nối |
Tìm hiểu nguyên khiến vùng Đồng bằng Bắc Bộ gia tăng những tác động tiêu cực tới thiên nhiên. |
1 |
C2 |
|||
Vận dụng |
Nhìn hình và nêu mô tả nội dung hình. |
1 |
C3 |
|||
2. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đông bằng Bắc Bộ |
Nhận biết |
Nhận biết nghề thủ công truyền thống đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm. |
1 |
C4 |
||
Kết nối |
- Lí giải tại sao lại nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng đồng bằng sông Hồng. - Tìm ý không đúng về nghề thủ công truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. |
1 |
1 |
C5 |
C2 (TL) |
|
Vận dụng |
||||||
3. Một số nét văn hóa ở vùng Đông bằng Bắc Bộ |
Nhận biết |
Nhận biết nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa chung của làng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. |
1 |
C6 |
||
Kết nối |
Tìm ý không đúng khi nói về lễ hội của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. |
1 |
C7 |
|||
Vận dụng |
||||||
4. Sông Hồng và văn minh sông Hồng |
Nhận biết |
- Nêu biểu hiện về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. - Nhận biết nơi bắt nguồn sông Hồng. - Nhận biết vị trí của Thành Cổ Loa ngày này. |
1 1 |
1 |
C8 C9 |
C1 (TL) |
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
Đọc câu ca dao và tìm hiểu tục lệ được nhắc đến trong câu ca dao. |
1 |
C10 |
|||
5. Thăng Long – Hà Nội |
Nhận biết |
Nhận biết tên gọi khác của Hà Nội được gọi vào năm 1428. |
1 |
C11 |
||
Kết nối |
Tìm hiểu triều đại nào không chọn Hà Nội làm kinh đô. |
1 |
C12 |
|||
Vận dụng |
||||||
6. Văn Miếu – Quốc Tử Giám |
Nhận biết |
- Nhận biết di tích nào của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn làm biểu tưởng của Thủ đô Hà Nội. - Nhận biết 82 tấm bia đá khắc tên những người đỗ tiến sĩ thuộc triều đại nào. |
1 1 |
C13 C14 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |