Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (Đề số 16)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 16. Cấu trúc đề thi số 16 học kì 2 môn Ngữ văn 7 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về hai hạt lúa

      Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy.

      Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: 

      “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. 

      Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

      Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

A. Lời của hạt lúa thứ nhất.

B. Lời của hạt lúa thứ hai.

C. Lời của người kể chuyện.

D. Lời kể của hai cây lúa.

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

A. Người nông dân.

B. Cánh đồng.

C. Hai cây lúa.

D. Chất dinh dưỡng.

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới.

C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa.

D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

A. Thời gian trôi qua.

B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô.

C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

D. bị héo khô nơi góc nhà.

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép đẳng lập.

B. Từ ghép chính phụ.

C. Từ láy.

D. Từ láy toàn bộ.

...........................................

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

...........................................

B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm). Hiện nay, thời gian học sinh sử dụng điện thoại thông minh ngày một nhiều. Em hãy viết bài văn bàn về lợi ích và tác hại của nó đối với học sinh.

BÀI LÀM

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TT

Kĩ năng

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

0

1

0

1

0

1

0

1

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

Nhận biết 

- Nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Nhận biết được ai là người kể chuyện trong văn bản.

- Nhận biết được chi tiết chính trong câu chuyện.

- Xác định được biện pháp tu từ trong câu văn.

4

0

C1,C2,C3,C7

 

Thông hiểu 

- Xác định được lí do hạt lúa thứ hai mong ngóng được ông chủ gieo xuống đất.

- Nhận biết được thành phần trạng ngữ trong câu.

- Xác định được loại từ của từ “sung sướng”

- Tóm tắt được nội dung chính của văn bản.

4

0

C4,C5,C6,C9

 

Vận dụng

- Nhận biết được điều tác giả muốn phê phán qua hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô.

- Nêu được nội dung bài học em rút ra được sau khi đọc hiểu văn bản.

2

0

C8,C10

 
  

VIẾT

1

0

 

 Viết văn bản nghị luận về một hiện tượng.

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng.

- Xác định được kiểu bài phân tích, về một hiện tượng (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế).

- Giới thiệu vấn đề.

*Thông hiểu

- Những mặt tác động tích cực, tiêu cực của hiện tượng.

- Phân tích cụ thể về tầm quan trọng của hiện tượng đó. 

- Đưa ra những giải pháp về hiện tượng đó. 

- Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân về hiện tượng ấy. 

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề.

* Vận dụng cao:

- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

- Mở rộng vấn đề.

1

0

C1

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay