Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Có bao nhiêu kiểu phép lặp hay gặp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2: Ai là người đã viết câu sau: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ có cúi đầu trước giông tố”?
A. Huy Cận
B. Đặng Thùy Trâm
C. Nguyễn Quang Sáng
D. Nguyễn Minh Châu
Câu 3: Truyện Tôi đi học được diễn biến theo trình tự nào?
A. Từ quá khứ đến hiện tại
B. Từ hiện tại nhớ về quá khứ
C. Quá khứ và hiện tại song song
D. Không theo trình tự nào cả
Câu 4: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?
A. Cần có phương pháp
B. Nên lựa chọn sách mà đọc
C. Đọc sách phải kĩ
D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?
A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động
B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Câu 6: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?
A. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Trong lòng mẹ.
D. Lão Hạc.
Câu 7: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu
“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Câu 8: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.
Câu 9: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?
A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa
B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị
C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần
D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ
Câu 10: Theo em, việc tự học có gì thú vị?
A. Tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được ít khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.
B. Tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.
C. Tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái hơn khi học cùng bạn bè, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.
D. Tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được nhiều khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.
Câu 11: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì?
A. Giới thiệu mục đích của quy trình
B. Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi
C. Trình bày cách chơi
D. Luật thắng trò chơi
Câu 12: Từ “trọc phú” trong đoạn văn trên chỉ loại người nào?
A. Người khỏe mạnh, cường tráng
B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện
C. Người ít tiền mà hay khoe mình giàu có
D. Người hay khoe mình có tài
Câu 13: Ý nghĩa của câu "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ." là
A. Khi trời màu vàng trời sẽ xảy ra hạn hán,
B. Khi chân trời có màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.
C. Khi chân trời màu vàng là sắp có mưa, cần giữ gìn nhà cửa
D. Khi chân trời màu vàng, cần ở im trong nhà.
Câu 14: Theo tác giả Trần Thị Cẩm Quyên, muốn thành công thì trước hết phải làm gì?
A. Học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình
B. Có thái độ nhiệt tình
C. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó
D. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình
Câu 15: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Câu 16: ........................................
........................................
........................................