Đề thi kì 1 ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 7 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn ngữ văn 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7

 

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

 

0

2

0

 

60

2

Viết

Biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ (%)

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%


BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

 

2

Viết

Biểu cảm về con người

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người mẹ kính yêu của mình.

 Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người mẹ kính yêu của mình.

   

1TL*

Tổng

 

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

 

20

40

30

10

Tỉ lệ chung (%)

 

60

40

         

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  1. Biểu cảm
  2. Miêu tả
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:

  1. Giá trị cuộc sống
  2. Lòng biết ơn
  3. Đức tính trung thực
  4. Lòng hiếu thảo

Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?

  1. Người học trò
  2. Người kể chuyện
  3. Hòn đá
  4. Người thầy

Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?

  1. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
  2. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
  3. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
  4. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.

Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?

  1. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
  2. Than thở, xem xét, háo hức
  3. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
  4. Xấu xí, than thở, háo hức

Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:

  1. Hòn đá
  2. Người học trò
  3. Người thầy
  4. Chủ tiệm đồ cổ

Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?

  1. Trạng ngữ
  2. Cụm danh từ
  3. Cụm động từ
  4. Cụm tính từ

Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?

  1. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
  2. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
  3. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
  4. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.

Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?

VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay