Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Đâu không phải là tác phẩm của Mác-xim Go-rơ-ki?
A. Người mẹ
B. Thời thơ ấu
C. Những trường đại học của tôi
D. Thuốc
Câu 2: Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện lần đầu tiên ở quốc gia và thời gian?
A. Anh, nửa sau thế kỉ XIX
B. Mỹ, nửa đầu thế kỉ XX
C. Đức, nửa đầu thế kỉ XIX
D. Pháp, nửa sau thế kỉ XIX
Câu 3: A-lếch-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép là nhà văn chuyên viết truyện thuộc thể loại gì?
A. Ngụ ngôn
B. Khoa học viễn tưởng
C. Tiểu thuyết ngôn tình
D. Kinh dị
Câu 4: Văn bản Một ngày của Ích-chi-an thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện khoa học viễn tưởng
B. Tùy bút
C. Tản văn
D. Văn bản thông tin
Câu 5: Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.
B. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) giữ nguyên được những nét đặc trưng của nó.
C. Là sự sáng tạo những yếu tố không có thật của nhà thơ
D. Bắt nguồn từ đời sống, tình cảm của nhà thơ
Câu 6: Nét-len và Công-xây có thái độ như thế nào trước cảnh huyền diệu đang hiện ra trước mắt?
A. Hoảng hốt
B. Kinh ngạc
C. Sững sờ
D. Thản nhiên
Câu 7: Văn bản Xưởng Sô-cô-la thuộc thể loại gì?
A. Hồi kí
B. Ngụ ngôn
C. Truyện thơ Nôm
D. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu 8: Đoạn trích Lời trái tim kể về nội dung gì?
A. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy
B. Tái hiện cuộc đời người anh hùng trẻ tuổi Đan-kô
C. Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu để đến kim tự tháp Ai Cập – nơi được cho là chứa kho báu
D. Những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lơtx
Câu 9: Văn cảnh là gì?
A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ.
B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
Câu 10: Nội dung chính của đoạn thơ sau:
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
(Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)
A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
D. Sự hiếu thảo của người con
Câu 11: Điền vào dấu … để hoàn thành đoạn thơ sau:
“Lưng mẹ còng rồi
…
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng”
A. Cau ngày càng cao
B. Cau mẹ bổ tư
C. Cau gần với giời
D. Cau thì vẫn thẳng
Câu 12: Giá trị nội dung tác phẩm Dòng “sông Đen”?
A. Hành trình khám phá đáy biển của các nhà khoa học
B. Khám phá biển
C. Miêu tả môi trường đáy biển
D. Thể hiện sự kỳ vĩ và bí ẩn của thế giới đại dương qua góc nhìn khoa học.
Câu 13: Qua bài thơ Mẹ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống
B. Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người
C. Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời
D. Hãy trân trọng và bảo vệ sự sống quanh ta từ những điều nhỏ bé nhất.
Câu 14: Theo nhà luyện kim đan, vì sao nếu cậu bé hiểu rõ trái tim mình thì sẽ không xảy ra điều gì bất trắc?
A. Vì cậu sẽ yên tâm vào trái tim mình.
B. Vì cậu sẽ chẳng bao giờ bắt nó im lặng được nữa.
C. Vì cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử thế nào.
D. Vì cậu sẽ luôn có hướng đi đúng đắn mà không do dự.
Câu 15: Trong văn bản Trái tim Đan-ko, đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
C. Tác giả
D. Một người trong bộ lạc.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................