Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 8 kết nối tri thức (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 8 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Ngữ văn 8 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Hội Tây (1)
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Hội Tây, Nguyễn Khuyến, Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014).
Chú thích:
(*) Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi, đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
Bài thơ được sáng tác trong khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khi Thực dân Pháp sang xâm lược và thực hiện chính sách đồng hóa ở nước ta)
(1) Hội Tây là ngày kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp thắng lợi. Hồi Pháp thuộc, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 7 (kỷ niệm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bát-ti năm 1789).
Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ "Hội Tây" được sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử nào?
A. Khi đất nước mới giành độc lập.
B. Khi thực dân Pháp xâm lược và thực hiện chính sách đồng hóa ở Việt Nam.
C. Khi triều đình nhà Nguyễn suy yếu.
D. Khi phong trào kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
Câu 2 (0.5 điểm). Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ với thái độ mỉa mai, châm biếm?
A. Bà quan.
B. Thằng bé.
C. Các chị em.
D. Các anh thanh niên.
Câu 3 (0.5 điểm). Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất sự nhục nhã, mất tự do của người dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp?
A. Cờ kéo, đèn treo.
B. Bơi trải, hát chèo.
C. Đu nhiều chị nhún, cột mỡ lắm anh leo.
D. Pháo reo.
Câu 4 (0.5 điểm). Bài thơ "Hội Tây" thể hiện thái độ gì của Nguyễn Khuyến đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ?
A. Tự hào, phấn khởi.
B. Châm biếm, mỉa mai.
C. Căm phẫn, bất bình.
D. Đau xót, xót xa.
Câu 5 (0.5 điểm). Từ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất sự phê phán của tác giả đối với những người Việt Nam tham gia vào "Hội Tây"?
A. Tênh nghếch.
B. Lom khom.
C. Nhún.
D. Leo.
Câu 6 (0.5 điểm). Ý nghĩa chính của bài thơ "Hội Tây" là gì?
A. Miêu tả lại không khí vui tươi của lễ hội.
B. Phê phán những người Việt Nam quên đi nỗi nhục mất nước.
C. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.
D. Phê phán những người Việt Nam quên đi nỗi nhục mất nước và thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.
...........................................
Câu 9 (1 điểm): Em cảm nhận được gì về thái độ của tác giả trong bài thơ Hội Tây.
...........................................
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm). Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều khó khăn và thử thách, tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn rất tích cực, lạc quan để đối mặt với nó. Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò, ý nghĩa của thái độ sống tích cực.
BÀI LÀM
...........................................
...........................................
...........................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được hoàn cảnh lịch sử sáng tác bài thơ. - Xác định được nhân vật được tác giả nhắc đến trong bài thơ với thái độ mỉa mai, châm biếm. - Nhận biết được hình ảnh thể hiện sự nhục nhã, mất tự do của người dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. - Nhận biết được thể thơ của bài thơ. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ. - Nhận biết được từ ngữ thể hiện sự phê phán của tác giả đối với những người Việt Nam tham gia vào Hội Tây. - Nhận biết được ý nghĩa của bài thơ. - Nêu được cảm nhận về thái độ của tác giả sau khi đọc bài thơ. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Nhận biết được mệnh danh của nhà thơ Nguyễn Khuyến. - Nếu được các trò chơi dân gian được nhắc đến trong bài thơ. Nêu được việc cần làm để giữ gìn những nét văn hóa đó. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết văn bản nghị luận về một hiện tượng. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một hiện tượng (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tác động tích cực, tiêu cực của hiện tượng. - Phân tích cụ thể về tầm quan trọng của hiện tượng đó. - Đưa ra những giải pháp về hiện tượng đó. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân về hiện tượng ấy. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C1 |