Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 9 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Ngữ văn 9 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
HÒA VÀO DÒNG SÔNG MÂY KÌ ẢO
Winlinh
Pú Đao là 1 trong 11 xã vùng cao thuộc huyện Nậm Nhùn nằm Cháu tây của tỉnh Lai Châu, cách thị trấn Nậm Nhùn 40km, cách thành biên giới 130 ki-lô-mét và cách Hà Nội hơn 560 ki-lô-mét. Đin Đỉnh Pú Đao cùng với nhà máy Thủy điện Lai Châu và đến thờ vua Lê Lợi là 3 địa điểm quan trọng mà ai ghé Nậm Nhùn đều không nên bỏ qua.
[...] Với những người ưa mạo hiểm thì không gian thiên nhiên hoang sơ của Pú Đao chính là điểm đến lý tưởng. Hành trình trekking đỉnh Pú Đao sẽ bắt đầu từ bản Nậm Đoong với quãng đường dài chừng 3 – 5 ki-lô-mét, đôi chỗ khá khó khăn khi phải tự định vị và dò dẫm tìm lối đi cũng như lối về. Vào mùa cây nghệ đen nở hoa, bạn còn được ngắm bạt ngàn hoa nghệ trắng tinh khoe mình trong nắng gió. Trên những sườn đối lún phún cỏ xanh là những chú trâu, bò hay ngựa đang thong dong gặm cỏ giữa tiếng chim chíu chít gọi bẩy. Cung đường có nhiều đoạn dốc với núi cao vực sâu đôi lúc làm bạn chùn chân mỏi gối, nhưng cuối cùng đỉnh Pú Đao cũng hiện ra. Không khí trên đỉnh núi cao trong lành và thanh sạch khiến bao mệt nhọc tan biến. Những tia nắng lấp lánh sáng xiên thẳng tắp xuống dòng sông đang chảy miên man phía dưới. Từng cụm mây xốp bay chơi vơi, bảng lảng trong yên tĩnh núi đổi. Cây cỏ xum xuê, hoa lá tỏa sắc thắm. Lối mòn lên đỉnh nhìn từ trên cao xuống như một sợi chỉ mảnh vắt ngang cánh rừng già. Những bản làng lúp xúp ẩn hiện trong chập chờn sương mây.
Sương mây ôm ấp dòng sông Đà
[...]Đến với Pú Đao, bạn không chỉ được ngắm cảnh sắc thiên nhiên mà còn được trải nghiệm đời sống của bà con đồng bào. Xã Pú Đao có tới 98% dân tộc H'Mông sinh sống với các bản Nậm Đoong, Nậm Đắc, Hồng Ngài và Hồng Tý. Nơi đây, người dân thuần hậu, chất phác và chăm chỉ làm lụng. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào ruộng nương và sông núi. Du khách có thể trải nghiệm bữa cơm trải lá rừng thơm ngon và trò chuyện với người dân bản để hiểu rõ hơn phong tục tập quán của họ. Giữa núi rừng bao la, còn gì thi vị hơn khi được nghe tiếng khèn H'Mông du dương bay bổng, xem các điệu múa dập dìu theo tiếng hát véo von. Pú Đao cũng là một trong những xã điển hình của huyện Nậm Nhùn phát huy tốt việc trồng và bảo vệ rừng. Mỗi mùa qua, rừng núi lại có vẻ đẹp riêng với những sắc màu linh hoạt biến chuyển theo sự đổi thay của mưa nắng, đất trời. Mùa lúa chín, những nương lúa trải thảm vàng nổi bật trên nền trời xanh. Mùa xuân về, hoa rừng đua nhau nở rộ, không gian ngập tràn sức sống với các sinh hoạt lễ hội tưng bừng.
Pú Đao vào mùa lúa chín
Với vẻ đẹp độc đáo và hoang sơ, năm 2006, Pú Đao đã được hãng du lịch Gecko Travel (Vương quốc Anh) bầu chọn là 1 trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất của Đông Nam Á. Còn hiện nay, Pú Đao đang là điểm đến cuốn hút đối với du khách trong và ngoài nước ưa thích vẻ đẹp tự nhiên nơi núi rừng kì vĩ.
(https://heritagevietnamairlines.com/hoa-vao-dong-song-may-ki-ao/)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên nói về vấn đề gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Vì sao Pú Đao được xem là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích mạo hiểm và khám phá thiên nhiên?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hãy chỉ ra và nêu vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 5 (1.0 điểm): Theo tác giả, cuộc sống của người dân ở Pú Đao gắn bó như thế nào với thiên nhiên và sông núi? Anh/chị rút ra bài học gì từ cách sống của họ?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của anh/ chị về cảnh sắc thiên nhiên Pú Đao trong văn bản trên.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 4 | 3.5 | ||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 | 0 | 1 | 0.5 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 6.0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 2.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được phương thức biểu đạt trong văn bản. - Nhận biết được nội dung chính của văn bản. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Nắm được phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. - Hiểu được vai trò và tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ. - Hiểu được lý do Pú Đao được xem là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích mạo hiểm và khám phá thiên nhiên. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một tư tưởng đạo lý (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Phân tích ý nghĩa về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương. - Phê phán thực trạng ý thức bảo tồn hiện nay. - Đưa ra những hệ quả và những giải pháp phù hợp. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết các câu rút gọn, câu đặc biệt, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |