Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày,

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia (1) treo cũng hững hờ,

Đàn kia (2) gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

(Khóc Dương Khuê, trích Thơ văn Nguyễn Khuyến*, NXB Văn học, 2012)

* Chú thích

(*) Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là người có tài năng, cốt cách, đỗ đạt cao. Dương Khuê là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.  Khi nghe tin bạn mất Nguyễn Khuyến đã làm thơ khóc bạn. 

(1) Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán (Trung Quốc) sắm chiếc giường dành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ. Khi bạn đến chơi thì mang giường xuống, khi bạn về lại treo cất đi. 

(2) Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm. Bá Nhachơi đàn giỏi. Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha như hiểu thấu tâm can của bạn. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng trên đời không có ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa. 

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn trích trên. 

Câu 2 (0.5 điểm). Ghi lại một câu hỏi tu từ tác giả sử dụng để thể hiện sự bất ngờ, bàng hoàng khi nghe tin bạn mất.

Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên. 

Câu 4 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong hai dòng thơ:

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Câu 5 (1.0 điểm). Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống đối với bản thân (trình bày khoảng 3-5 dòng).

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến thể hiện trong đoạn thơ phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến về vấn đề bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí…) ở khu dân cư nơi em đang sinh sống.

BÀI LÀM

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

1

0

3

3.0

Thực hành tiếng Việt

0

2

0

2

1.0

Viết

0

2

0

2

6.0

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

2

0

2

0

1

0

7

10

Điểm số

0

1.0

0

2.0

0

6.0

0

1.0

0

10

10.0

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

Nhận biết

- Nhận biết được thể thơ của đoạn trích.

-   Nhận biết được câu hỏi tu từ có trong đoạn thơ.

2

0

C1,C2

 

Thông hiểu 

- Nêu được nội dung chính của đoạn thơ.

- Nhận biết được điển cố, điển tích được sử dụng trong hai câu thơ và nêu được tác dụng của nó.

2

0

C3,C4

 

Vận dụng

Nêu được thông điệp sau khi đọc và hiểu nội dung đoạn trích.

1

0

C4

 
 

VIẾT

2

0

 

Vận dụng cao

  • Phân tích được tâm trạng của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong đoạn trích phần Đọc hiểu.

1

0

C1 phần viết

 

 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

* Nhận biết: 

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Xác định được kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (bàn luận, nêu những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề, nêu ý kiến trái chiều, đề xuất giải pháp).

- Giới thiệu vấn đề.

* Thông hiểu

- Triển khai vấn đề thành các luận điểm.

- Nêu lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với quan điểm. 

- Bàn luận, phân tích mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.

* Vận dụng

-  Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề.

- Khẳng định và mở rộng vấn đề.

1

0

C2 phần tự luận

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay