Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Phạm Công – Cúc Hoa*
(Truyện thơ Nôm khuyết danh)
(Trích)
[…]
Phạm Công thưa với mẹ già:
“Con đi kiếm củi phương xa phen này
Cố làm lấy một tuần chay
Cho cha siêu độ lên mây chầu trời
Dù phải kiếm củi suốt đời
Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”
Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi
Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”
Phạm Công nước mắt tuôn sầu:
“Làm trai là phải dãi dầu xông pha
Chứ ai sinh đẻ con ra
Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi
Nuôi con ngần ấy năm trời
Mẹ cha phải chịu một đời long đong
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng
Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”
Chú thích:
(*): Phạm Công là chàng trai con nhà nghèo, phải đi làm công để nuôi bố mẹ. Cha chết, Phạm Công phải đi ăn mày để tiếp tục phụng dưỡng mẹ đến khi mẹ chết. Là người hiếu học, Phạm Công xin thụ giáo Quỷ cốc tiên sinh. Ở đây, Phạm Công được Cúc Hoa là bạn đồng môn, cũng là con gái của tri phủ, yêu thương. Hai người cưới nhau, khi Cúc Hoa có thai thì Phạm Công lên kinh thành ứng thí. Phạm Công đã gặp nhiều gian truân khổ ải, bị quốc vương các nước khác ép gả công chúa nhưng Phạm Công đều từ chối. Nhưng nhờ công chúa nước Triệu nhân hậu, Phạm Công được trở về quê hương làm nguyên soái, đoàn tụ cùng Cúc Hoa, họ có hai con là Nghi Xuân (con gái) và Tấn Lực (con trai). Cúc Hoa lại không may qua đời ở tuổi 30. Phạm Công tái giá với Tào Thị và phải lên Cao Bằng làm trấn thủ. Tào Thị ở nhà ngoại tình, hành hạ, ngược đãi Nghi Xuân và Tấn Lực. Cao điểm, thị cùng người tình bàn mưu giết hại hai con chồng, khiến hai đứa phải trốn khỏi nhà đi ăn xin.
Trong một đêm, Cúc Hoa từ cõi âm ti hiện về gặp hai con và gửi thư tin cho Phạm Công biết. Sau ba năm trấn thủ, Phạm Công trở về đuổi Tào Thị đi. Tào Thị sau đó bị sét đánh chết. Được công chúa Xuân Dung nước Trịnh, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ, Phạm Công xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh, trở lại dương thế, cưới lại với Phạm Công. Phạm Công cũng được vua Trịnh gả công chúa Xuân Dung và nhường ngôi vua cho.
(Đoạn trích: Thuộc phần đầu tác phẩm)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0.5 điểm). Liệt kê các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn trích?
Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn thoại sau là lời của ai nói với ai, về vấn đề gì?
“Chứ ai sinh đẻ con ra
Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi
Nuôi con ngần ấy năm trời
Mẹ cha phải chịu một đời long đong
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng
Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”
Câu 5 (1.0 điểm). Nêu ý nghĩa của từ “long đong” trong câu “Mẹ cha phải chịu một đời long đong”.
Câu 6 (1.0 điểm). Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu, trình bày cảm nhận của em về câu nói của Phạm Công “Làm trai là phải dãi dầu xông pha” đồng thời nêu quan điểm về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phạm Công trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2 (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề vi phạm luật giao thông ở các bạn trẻ hiện nay và giải pháp để khắc phục vấn đề đó.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 3 | 3.0 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ của đoạn trích. - Nhận biết được các nhân vật được nhắc đến, xuất hiện trong đoạn trích. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được lời nói của nhân vật trong đoạn thoại và xác định được nội dung của đoạn thoại đó. - Nêu được ý nghĩa của từ ngữ trong câu thơ nêu ở đề bài. | 2 | 0 | C3,C4 | |||
Vận dụng cao | Nêu được thông điệp sau khi đọc và hiểu nội dung của bài thơ. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. * Nhận biết: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Mở bài, Thân bài, Kết bài). - Xác định được kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (thực trạng, nguyên nhân, giải pháp) - Giới thiệu vấn đề. * Thông hiểu - Triển khai vấn đề thành các luận điểm. - Nêu lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với quan điểm. - Bàn luận, phân tích về hiện tượng vi phạm luật giao thông. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Khẳng định và mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |