Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 9 cánh diều (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Ngữ văn 9 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

MỘT VỤ TRẢ THÙ

(Tóm tắt: Ông Xuân Quý là một cảnh sát về hưu, trên chuyến tàu đi thăm bạn cũ tình cờ ông gặp lại ba người đã từng bị ông bắt giữ và phải ngồi tù khi ông còn công tác: Văn Hùng - vốn làm giám đốc một công ty, hiện làm nhân viên kĩ thuật trên tàu; Hạnh Xuân - một phụ nữ trước đây chuyên trộm cắp; Hùng Thuận - một tay xã hội đen. Khi tàu đi qua đường hầm, ở một khúc cua, ông Xuân Quý bị đánh bất ngờ từ phía sau băng chiếc mỏ lết của nhân viên kĩ thuật trên tàu, gục ngã trên vũng máu trong nhà vệ sinh. Thế Anh - một cảnh sát điều tra nổi tiếng tình cờ cũng có mặt trên tàu và ra tay phá án trong khi chờ cảnh sát địa phương đến ...)

[ ... ] Thế Anh nhìn thấy một vết xước ở cổ tay phải của Văn Hùng, liền hỏi:

- Tại sao ông có vết xước này?

- Lúc nãy tôi có vào phòng vệ sinh, do đã uống một chút rượu, tôi trượt chân ngã nên có vết xước này.

Thế Anh gật đầu, quay sang hỏi Hùng Thuận:

- Còn anh, anh đã ở đâu?

- Tôi ở trong toa viết thư cho bạn gái. - Hùng Thuận trả lời và chìa ra một bức thư viết dở, với các dòng chữ ngay ngắn. Liếc qua lá thư, Thế Anh gật đầu. Anh lại quay sang hỏi Hạnh Xuân:

- Còn cô, cô đã ở đâu vậy?

- Tôi cũng ở trong toa của mình suốt thời gian đó - Hạnh Xuân khai - Tôi đang ngồi sơn móng tay.

Hạnh Xuân nói xong, bối rối thọc tay vào túi áo, Thế Anh kịp nhận thấy có một vết ướt ở váy của cô ta. Giữa vết ướt là một vệt màu đỏ còn chưa sạch sau khi được xả nước và gột rửa vội vàng.

- Tôi đã biết ai là hung thủ, đó là một trong ba người này!

Chậm rãi và nghiêm túc, anh nói tiếp:

- Vết thương ở cổ tay Văn Hùng đúng như ông ta đã khai, trong nhà vệ sinh tôi thấy một vết trượt, chính là chỗ ông Xuân Quý nằm lên. Như vậy, ông Văn Hùng đã vào nhà vệ sinh trước đó. Hơn nữa, hộp đồ nghề của ông ấy đúng là để ở cuối toa tàu, ai cũng có thể lấy đi dụng cụ. Ông ấy không phải thủ phạm.

Dừng một giây, anh nói tiếp:

- Cô Hạnh Xuân đang sơn móng tay, theo tôi nhận thấy, khi tàu đi vào vòng cung eo biển và qua hầm, do độ nghiêng của tàu và bóng tối, cô ấy đã sơn lệch làm móng bị loang, và còn bị rớt sơn lên váy, cô ấy vội đi rửa nhưng chưa sạch, vì móng sơn bị loang lổ nên cô ấy đã xấu hổ phải giấu tay mình đi.

[ ... ] Thế Anh đanh giọng:

- Đây mới chính là hung thủ thực sự, không ai ngồi trên tàu lúc đi qua eo biển bị nghiêng và khi tàu đi qua hầm đường bộ với ánh sáng le lói lại có thể viết thư với những dòng chữ ngay ngắn cả. Đó là một lá thư đã có từ trước đó được mang ra bằng chứng ngoại phạm mà thôi.

Hùng Thuận biến sắc, vội vọt ra cửa để chạy trốn, rất nhanh, công an đã kip

khống chế, tra còng số 8 vào tay hắn. Trước khi bị giải đi, hắn còn lẩm bẩm:

- Lão già đáng chết! Chính vì lão mà tao đã phải bóc lịch suốt 5 năm! [ ... ]

(Theo Nguyễn Quốc Khánh - Kiều Bắc - Nguyễn Thị Hoa, Hướng dẫn Viết nói nghe các dạng làm văn 9, NXB ĐHQG Hà Nội, 2024)

Câu 1 (0.5 điểm): Bối cảnh vụ án xảy ra ở đâu? Kẻ gây án đã tấn công ông Xuân Quý vào thời gian nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Vì sao cả 3 nhân vật Văn Hùng, Hạnh Xuân, Hùng Thuận đều là nghi phạm của vụ án?

Câu 3 (1.0 điểm): Chi tiết nào không được điều tra viên Thế Anh để ý khi phá án? Khả năng đặc biệt của Thế Anh khi điều tra và phá án là gì?

Câu 4 (1.0 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Thế Anh trong câu chuyện (viết 5-7 câu). 

Câu 5 (1.0 điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:

Trong hầm Điện Biên

Một vỏ đạn cắm mấy cành hoa,

Một bức tranh tre làng rợp bóng,

Một bi đông đựng đầy nước nóng,

Một ván cờ bỏ dở năm im,

Một cái ca xòe cánh đôi chim,

Một phong thư chữ em nắn nót,

Một tia nắng ghé vào trong suốt.

Vạn trái bom không phá nổi

bình yên!

(Phác Văn, Điện Biên 5/1954, theo https://www.thivien.net/)

* Chú thích: Phác Văn (1932 - 1996) tên thật là Nguyễn Văn Phác, quê xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, trợ lý văn hóa Cục Tư tưởng - Văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị. Bài thơ Trong hầm Điện Biên được tác giả sáng tác trong thời gian tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 2 (4.0 điểm): Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. 

Viết bài văn nghị luận (600 chữ) về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

BÀI LÀM:

...........................................

...........................................

...........................................

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

2

0

0

0

1

0

5

4.0

Thực hành tiếng Việt

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Viết

0

2

0

2

6.0

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

7

10

Điểm số

0

1.0

0

2.0

0

6.0

0

1.0

0

10

10.0

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

60 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

TN

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Nhận biết

- Nhận biết được bối cảnh vụ án và thời gian gây án.

-   Nhận biết được nhân vật chính trong câu chuyện.

2

0

C1,C2

Thông hiểu

- Phân tích chi tiết phá án.

- Cảm nhận về nhân vật

2

0

C3,C4

Vận dụng

Vận dụng cao

  • Bài học rút ra từ câu chuyện.

1

0

C5

VIẾT

2

0

Vận dụng 

Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nghĩ về bài thơ Trong hầm Điện Biên.

1

0

C1 phần viết

 Viết văn bản nghị luận 600 chữ về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

*Nhận biết: Giới thiệu vấn đề nghị luận là sự lựa cho đi trong cuộc sống.

* Thông hiểu: Giải thích được vấn đề cần nghị luận.

* Vận dụng: Triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ.

* Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận xã hội sự lựa chọn trong cuộc sống có bố cục rõ rang, triển khai các phần hợp lí giàu sức thuyết phục.

1

0

C2 phần tự luận

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay