Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 chân trời này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:

- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!

- Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ

- Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:

- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?

- Tôi không biết

- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!

Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:

- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật Lê-nin trong đoạn trích được nhắc đến với danh hiệu gì?

A. Người chỉ huy đội bảo vệ điện.

B. Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân.

C. Đồng chí chỉ huy của Sở chỉ huy.

D. Người được giao nhiệm vụ trực gác. 

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật nào trong đoạn trích đã không nhận ra Lê-nin?

A. Người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li.

B. Một sĩ quan cấp cao.

C. Đồng chí chỉ huy của Sở chỉ huy.

D. Một học sinh quân trẻ tuổi.

Câu 3 (0,5 điểm). Học sinh quân trẻ tuổi đã yêu cầu Lê-nin làm gì?

A. Trở lại sở chỉ huy để lấy giấy ra vào.

B. Xuất trình giấy tờ tùy thân.

C. Gặp chỉ huy để xin phép vào nhà.

D. Đợi đến khi có người xác minh danh tính. 

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao học sinh quân lại cản đường Lê-nin và yêu cầu xem “giấy ra vào”?

A. Vì cậu cho rằng Lê-nin không thuộc “nhà tôi”.

B. Vì cậu chưa nhận ra Lê-nin là Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân.

C. Vì cậu được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

D. Vì cậu muốn trêu đùa Lê-nin. 

Câu 5 (0,5 điểm). Hành động của học sinh quân thể hiện điều gì?

A. Sự vô lễ với lãnh đạo cấp cao.

B. Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc.

C. Sự sợ hãi trước người có quyền lực.

D. Thiếu hiểu biết về những người lãnh đạo trong chính phủ. 

Câu 6 (0,5 điểm). Qua câu chuyện, ta có thể học được bài học gì về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc?

A. Phải nghiêm khắc trong mọi trường hợp, không cần linh hoạt.

B. Chỉ cần tuân thủ luật lệ, không cần xem xét bối cảnh cụ thể.

C. Dù ở vị trí nào, ai cũng cần tuân theo quy định và giữ vững kỷ luật.

D. Cấp trên luôn có quyền miễn trừ các quy định chung.

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy thêm dấu gạch ngang vào các câu dưới đây: 

a) Ngoài cổng, anh giao hàng đang chờ mẹ Hoa vào nhà lấy tiền. Thấy anh có vẻ mệt vì nắng nóng, Hoa vào nhà rót một cốc nước mát thật đầy rồi mang ra cho anh:

Em mời anh uống nước cho mát ạ!

b) Khi miêu tả đặc điểm của một con vật, chúng ta cần miêu tả những đặc điểm sau:

Miêu tả bao quát ngoại hình của con vật. 

Miêu tả chi tiết những bộ phận nổi bật của con vật.

Miêu tả hoạt động và thói quen của con vật đó.

c) Chương trình kêu gọi quyên góp sách, vở và đồ dùng học tập cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đã được các bạn học sinh ở cả ba miền Bắc Trung Nam ủng hộ nhiệt tình.

d) Cô giáo bước vào lớp, đứng trên bục giảng âu yếm nhìn các học sinh của mình. Lớp trưởng nhanh nhẹn đứng dậy, ra hiệu cho cả lớp cùng đồng thanh:

Chúng em chào cô ạ!

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 8 (2,0 điểm) Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn cho các câu dưới đây:

a) Bến Nhà Rồng là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche-Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. 

b) Lễ hội Trung Thu (còn gọi là Tết Trung Thu) có lịch sử hơn 3.000 năm, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm.

c) Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú (còn gọi là đỉnh núi Rồng) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

d) Bến Nhà Rồng (tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):  Chính tả nghe – viết:  GV cho HS viết một đoạn trong bài “Từ Cu-ba” (SGK TV4, Chân trời sáng tạo – trang 88) Từ “Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường” cho đến “Có phải, tiên nga dự hội hè?”.

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết bài văn miêu tả một loài động vật ở sở thú mà em yêu thích. 

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Từ Câu 1 – Câu 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nắm được hình tượng nhân vật Lê-nin.  

- Nắm được hình ảnh nhân vật cậu học sinh quân trẻ tuổi.  

3

C1,2,3

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. 

2

C4,5

Vận dụng

- Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm.

1

C6

Câu 7– Câu 8

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Thêm được dấu ngạch ngang vào trong các câu. 

1

C7

Kết nối

- Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các câu. 

1

C8

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN

Câu 9-10

2

3. Luyện viết chính tả và viết bài văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết

1

C9

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) 

- Nêu được loài vật trong sở thú mà em yêu thích.   

- Nêu được hình dáng, hoạt động và tính cách của chúng. 

- Nêu được mối quan hệ của chúng với con người. 

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay