Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Tiếng Việt 5 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phương quyết tâm học chữ?
A. Vì muốn được cô giáo khen.
B. Vì muốn giúp mẹ ký tên vào sổ.
C. Vì muốn được đi học cùng các bạn.
D. Vì muốn trở thành người giỏi giang.
Câu 2 (0,5 điểm). Hai mẹ con Phương đã gặp chuyện gì trên đường đi học?
A. Gặp tai nạn giao thông.
B. Gặp một người ăn xin.
C. Gặp cụ Tám nằm ngất bên đường.
D. Bị lạc đường.
Câu 3 (0,5 điểm). Phương và mẹ đã làm gì khi thấy cụ Phương ngất bên đường?
A. Bỏ mặc cụ Tám.
B. Chở cụ Tám đến bệnh viện.
C. Gọi xe cấp cứu.
D. Báo cho hàng xóm.
Câu 4 (0,5 điểm). Ban đầu, Phương cảm thấy như thế nào khi đến lớp trễ?
A. Buồn và xấu hổ.
B. Giận mẹ.
C. Không quan tâm.
D. Rất tự hào.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu)
a. Em hãy tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ tìm được.
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Tìm từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
(1) Mùa hạ mở đầu với muôn vàn tiếng ve và tiếng chim vít vịt. (2) Cùng với mùa hạ là nắng vàng rực rỡ, là những ngọn gió nam hây hẩy hoà quyện với tiếng sáo diều ngân nga. (3) Những quả vải thiều bắt đầu sẫm lại, mọng nước. (4) Nhưng không chỉ có thế, mùa của nắng vàng rực rỡ còn khiến cả cái đầm sen trước làng cũng trồi lên những búp như hai bàn tay khum khum chụm lại.
(Đặng Vương Hưng)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Hộp quà màu thiên thanh” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống - Trang 22) Từ đầu cho đến… không đi học muộn nữa.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Bài làm
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được điều khiến Phương quyết tâm học chữ. - Nắm được sự việc xảy ra khi hai mẹ con Phương đi tới trường. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được hành động của Phương và mẹ khi thấy cụ Phương bị ngất. - Hiểu được lí do vì sao Phương lại giận mẹ. - Hiểu được cảm xúc, tâm trạng của Phương khi được cô hiệu trưởng khen. | 3 | C3,5,6 | |||
Vận dụng | - Hiểu được cảm xúc của Phương khi đến lớp trễ. | 1 | C4 | |||
CÂU 7 – CÂU 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ tác giả đã dùng để chỉ Bác Hồ. Hiểu được tác dụng của các danh từ đó trong đoạn thơ. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | - Tìm được các từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn. | 1 | C8 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 9 - 10 | 2 | |||||
3. Luyện viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết. | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của bài văn tả phong cảnh (Mở bài – Thân bài – Kết bài). - Miêu tả được cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được bài văn tả phong cảnh. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, ngôn từ giàu hình ảnh và có sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C10 |