Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 5 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

       Mùa xuân đã tới.

       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

      Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

      Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở bụi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

      Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

(Theo Tô Hoài)

Câu 1 (0,5 điểm). Hạt mưa bụi đọng trên cành cây được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Như những viên ngọc.

B. Như những giọt sương.

C. Như những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

D. Như những hạt cát.

Câu 2 (0,5 điểm). Cây bằng lăng trước khi có mưa xuân được miêu tả ra sao?

A. Xanh tốt, sum suê.

B. Trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não.

C. Đầy hoa và lá..

D. Cao lớn, vững chãi

Câu 3 (0,5 điểm). Mạng nhện bám mưa bụi được tác giả ví như gì?

A. Tấm khăn mỏng.

B. Mảnh voan trắng.

C. Tấm lưới bạc.

D. Tấm màn mỏng. 

Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Cảnh đường phố khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

D. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy đặt câu với 2 danh từ và 2 tính từ bất kì. (Gạch chân danh từ và tính từ em sử dụng trong câu).

................................................................................................................... 

...................................................................................................................

 ...................................................................................................................

 ................................................................................................................... .

.................................................................................................................. 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân dưới các đại từ có trong đoạn văn, đoạn thơ sau:

a.                                                 Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

(Theo Tố Hữu)

b. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…

(Theo Duy Khán)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện Tấm cám với chi tiết em sáng tạo thêm.

BÀI LÀM

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

Từ câu 1 – Câu 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

Xác định được đặc điểm của mùa phùn, mưa bụi, mưa xuân được tác giả miêu tả trong đoạn văn.

- Xác định được sự xơ xác, trơ trụi của cây bằng lăng trước khi có mưa xuân.

2

C1, 2

Kết nối

- Xác định được vẻ đẹp của sự vật khi có mưa xuân.

1

C3

Vận dụng

Hiểu và nêu được nghĩa của đoạn văn.

1

C4

Câu 5 – Câu 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Đặt  được câu có chứa danh từ và tính từ.

1

C5

Kết nối

- Hiểu và xác định được đại từ được sử dụng trong câu.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Nhớ lại bối cảnh, nhân vật và diễn biến câu chuyện Tấm Cám.

- Kể được câu chuyện Tấm Cám với chi tiết sáng tạo thêm.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tiếng việt 5 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay