Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 5 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

ĐẤT CÀ MAU

        Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

        Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

        Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn văn, thời tiết ở Cà Mau vào tháng ba, tháng tư như thế nào?

A. Nắng cả ngày.

B. Mưa cả ngày.

C. Sớm nắng chiều mưa.

D. Mưa kéo dài suốt ngày.

Câu 2 (0,5 điểm. Loại cây nào được miêu tả là mọc nhiều nhất ở Cà Mau?

A. Cây bình bát.

B. Cây bần.

C. Cây dừa.

D. Cây đước.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao cây ở Cà Mau phải mọc thành chòm, thành rặng?

A. Để tạo cảnh quan đẹp.

B. Để chống chọi với gió dông.

C. Để dễ thu hoạch.

D. Để tránh sự khắc nghiệt của thời tiết.

Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau?

A. Họ thích sống đơn độc.

B. Họ sợ hãi thiên nhiên.

C. Họ thông minh và giàu nghị lực.

D. Họ thích di cư đến nơi khác.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đặt 2 câu với từ “nóng”; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: 

a. Nghĩa gốc: ....... 

b. Nghĩa chuyển: ....... 

Câu 6 (2,0 điểm). Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong các câu sau: 

a. Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ …….. đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b. Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và ……. rất tự hào về sản phẩm của mình. 

c. Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng …….. như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.

d. Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi …….. đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả một cơn mưa (Gợi ý: Em có thể miêu tả cơn mưa rào, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa giông, mưa phùn,…)

BÀI LÀM

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

Xác định được thời tiết ở Cà Mau vào tháng ba, tháng tư.

- Xác định được loại câu được trồng nhiều nhất ở Cà Mau.

2

C1, 2

Kết nối

- Hiểu được lí do cây ở Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng.

1

C3

Vận dụng

- Hiểu về tính cách của con người ở Cà Mau.

1

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Đặt được câu nghĩa gốc và nghĩa chuyển theo yêu cầu đề bài.

1

C5

Kết nối

- Biết xác định và sử dụng đại từ thay thế trong câu văn.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

CÂU 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Tả được khung cảnh của sự vật trước và sau khi mưa.

- Miêu tả được đặc điểm của sự vật, khung cảnh khi có mưa.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để tả cơn mưa.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tiếng việt 5 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay