Đề thi giữa kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

SÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: (NB) Ý nào sau đây là vai trò của chăn nuôi đối với đời sống kinh tế - xã hội?

  1. Phục vụ cho tham quan, du lịch, lưu giữ nét văn hóa truyền thống.
  2. Cung cấp thiết bị cho các ngành nghề khác.
  3. Thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  4. Giảm sức lao động, tăng năng suất và tiết kiệm tài nguyên.

Câu 2: (NB) Đâu không phải là đặc điểm của mô hình chăn nuôi bền vững?

  1. phát triển kinh tế
  2. đảm bảo an toàn sinh học
  3. nâng cao đời sống cho người dân
  4. bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên

Câu 3: (NB) Công nghệ nào không phải công nghệ ứng dụng trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

  1. Công nghệ ứng dụng trong sản xuất thức ăn
  2. Công nghệ ứng dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm sinh học cho chăn nuôi.
  3. Công nghệ gene chọn lọc.
  4. Công nghệ chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh

 

Câu 4 (NB): Hạn chế của chăn thả tự do là gì ?

  1. mức đầu tư thấp
  2. tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
  3. năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp
  4. Ít gây ô nhiễm môi trường

Câu 5 (NB): Căn cứ nào sau đây là một trong các căn cứ để phân loại vật nuôi

  1. Kích thước
  2. Nguồn gốc
  3. giới tính
  4. khối lượng

Câu 6 (NB): Trong các con vật dưới đây, loài nào có thể là vật nuôi?

  1. bọ xít
  2. mèo
  3. chó sói
  4. hươu cao cổ

Câu 7 (NB): Trong các con vật dưới đây, loài nào không phải là vật nuôi

  1. chim
  2. heo
  3. mèo
  4. cáo

Câu 8 (TH): Nội dung của đặc điểm đối xử nhân đạo với vật nuôi là gì?

  1. Hướng tới việc đảm bảo “ 5 không “ cho vật nuôi
  2. Không giết mổ vật nuôi
  3. Không bị đánh đập
  4. cho vật nuôi ăn uống theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Câu 9 (TH): Ý nào sau đây không phải là yêu cầu cơ bản đối với người lao động làm việc trong ngành chăn nuôi?

  1. có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và kinh tế
  2. có khả năng áp dụng công nghệ, vận hành các thiết bị công nghệ cao trong săn nuôi, sản xuất
  3. có khả năng linh hoạt sáng tạo, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi sử dụng máy móc công nghệ cao
  4. chăm chỉ trong công việc

Câu 10 (TH): Nội dung của đặc điểm đối xử nhân đạo với vật nuôi là gì?

  1. Hướng tới việc đảm bảo “ 5 không “ cho vật nuôi
  2. Không giết mổ vật nuôi
  3. Không bị đánh đập
  4. cho vật nuôi ăn uống theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Câu 11 (TH): Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn ở nước ta?

  1. vì ở nông thôn còn nghèo, chưa có điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại
  2. vì nhà nước không khuyến khích, không hỗ trợ
  3. vì không có đầu tư từ nước ngoài.
  4. Vì nó có nhiều ưu điểm phù hợp với các hộ gia đình ở nông thôn

 

Câu 12 (TH): Căn cứ vào đặc tính sinh học, vật nuôi được phân loại dựa và những căn cứ nào?

  1. đặc điểm sinh sản; cấu tạo của dạ dày.
  2. hình thái, ngoại hình; đặc điểm sinh sản; cấu tạo của dạ dày.
  3. hình thái, ngoại hình; đặc điểm sinh sản;
  4. hình thái, ngoại hình; cấu tạo của dạ dày.

 

Câu 13 (NB): Giống vật nuôi là gì ?

  1. là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, được hình thành , củng cố, phát triển do tác động của con người
  2. là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành , củng cố, phát triển do tác động của thiên nhiên
  3. là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành , củng cố, phát triển do tác động của con người
  4. là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành , củng cố, phát triển do tác động của máy móc.

Câu 14 (NB): Một trong các điều kiện để một nhóm vật nuôi được công nhận là giống vật nuôi là?

  1. Các đặc điểm về ngoại hình và năng suất khác nhau
  2. Được Hội đồng Giống Quốc gia công nhận
  3. Có một số lượng cá thể không ổn định
  4. Ngoại hình và năng suất giống nhau không phân biệt với giống khác.

Câu 15 (NB): Trong chăn nuôi, giống vật nuôi có mấy vai trò?

  1. 4
  2. 5
  3. 3
  4. 2

 

Câu 16 (TH): “Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, dê Bách Thảo cho sản lượng sữa thấp hơn dê Alpine” thể hiện vai trò gì của giống vật nuôi

  1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
  2. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì sản phẩm chăn nuôi vẫn tốt
  3. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì năng suất chăn nuôi vẫn cao
  4. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 

Câu 17 (TH): “Giống lợn Landrace có tỉ lệ thịt nạc cao trong khi đó lợn Ỉ lại có tỉ lệ nạc thấp, tỉ lệ mỡ cao” thể hiện vai trò gì của giống vật nuôi.

  1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
  2. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 
  3. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì sản phẩm chăn nuôi vẫn tốt
  4. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì năng suất chăn nuôi vẫn cao

Câu 18 (NB): Có mấy tiêu chí để chọn giống vật nuôi?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 19 (NB): Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì ?

  1. Chọn ra những con vật có gen ưu tú từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau
  2. Chọn ra những con vật có gen trội từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau
  3. Chọn ra những con vật có tính trạng tốt từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau
  4. Chọn ra những con vật có tính trạng xấu để loại bỏ.

Câu 20 (NB):  Trong những giải pháp sau, đâu không phải là giải pháp để tăng năng suất cho lợn ở những thế hệ sau?

  1. Chọn giống lợn có năng suất cao
  2. Loại bỏ những con lợn có năng suất thấp.
  3. Áp dụng phương pháp nuôi chuồng trại công nghệ cao
  4. Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh tốt

 

Câu 21 (TH): Nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là?

  1. Khó phân biệt được các nhóm vật nuôi khác nhau
  2. khó chọn lọc ra được tính trạng mong muốn
  3. Yêu cầu kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và tốn kém.
  4. mất nhiều thời gian

Câu 22 (TH): Trong các loài vật đưới đây, loài nào là vật nuôi ngoại nhập

  1. Vịt Bầu
  2. Lợn Ỉ
  3. bò BBB
  4. Gà Đông Tảo

Câu 23 (NB): Lai giống là gì?

  1. là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất
  2. là phương pháp thụ tinh nhân tạo từ trứng và tinh trùng của vật nuôi cùng một giống
  3. là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái khác giống cho giao phối với nhau để tạo ra con lai mang đặc điểm di truyền mới của bố mẹ.
  4. đáp án khác

Câu 24 (NB): Lai kinh tế là gì ?

  1. là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
  2. là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
  3. là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến
  4. là phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

Câu 25 (NB): Có mấy phương pháp lai giống?

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 26 (TH): “Lai giữa lợn đực ngoại Yorkshire với lợn cái Móng Cái để tạo ra con lai F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.” là ví dụ về phương pháp lai nào?

  1. Lai cải tiến
  2. Lai thuần chủng
  3. Lai kinh tế phức tạp
  4. Lai kinh tế đơn giản

 

Câu 27 (TH): “Vịt Mulard là con lai được lai giữa ngan nhà và vịt nhà, tuy không có khả năng sinh sản nhưng có ưu thế lai siêu trội so với bố, mẹ như lớn nhanh, thịt thơm ngon hơn thịt vịt, tỉ lệ mỡ thấp” giống vật nuôi được nói trên là kết quả của phương pháp lai nào?

  1. lai cải tiến
  2. lai kinh tế
  3. lai thuần chủng
  4. Lai xa

Câu 28 (TH): Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của phương pháp lai cải tạo?

  1. Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo con lai F1
  2. Con lai F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Trong quá trình này tiến hành đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đặt yêu cầu.
  3. Chỉ dùng những vật nuôi cùng giống để lai tạo.
  4. Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

 

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Nêu phương thức chăn nuôi đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em, ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi đó

Câu 2: (VDC) So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về chăn nuôi

(6 tiết)

7

 

5

 

 

 

 

1

12

1

4

2. Công nghệ giống vật nuôi (9 tiết)

9

 

7

 

 

1

 

 

16

1

6

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

 


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NÔI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

1

12

 

 

1. Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Nhận biết

- Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bố cảnh cuộc cách mangj công nghiệp 4.0

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam và thế giới.

 

3

 

C1,2,3

Thông hiểu

- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

 

3

 

C8,9,10

2. Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Nhận biết

- Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta

 

4

 

C4,5,6,7

Thông hiểu

- Nêu được xu hướng phát triển của chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới, đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh

 

2

 

C11,12

Vận dụng

- Phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh học và mục đích sử dụng.

- Lựa chọn được phương thức chăn nuôi phù hợp với vật nuôi địa phương

1

 

C1

 

CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

1

16

 

 

3. Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm giống vật nuôi và điện công nhận giống vật nuôi

 

3

 

C13,14,15

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò của giống trong chăn nuôi

 

2

 

C16,17

4. Chọn giống vật nuôi

Nhận biết

- Nêu được khái niệm cơ bản và các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi

- Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi

 

3

 

C18,19,20

Thông hiểu

- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

 

2

 

C21,22

Vận dụng

- So sánh các phương pháp chọn giống vật nuôi

1

 

C2

 

5. Nhân giống vật nuôi

Nhận biết

- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi

 

3

 

C23,24,25

Thông hiểu

- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

 

3

 

C26,27,28

Vận dụng cao

- So sánh các phương pháp nhân giống vật nuôi

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay