Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
Đề số 05
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Vệ sinh chuồng nuôi có tác dụng gì?
A. Giảm thiểu dịch bệnh
B. Tăng năng suất chăn nuôi
C. Cải thiện môi trường sống của vật nuôi
D. Cả A, B, C
Câu 2: Tại sao cần cung cấp nước sạch cho vật nuôi?
A. Duy trì sự sống
B. Hỗ trợ tiêu hóa
C. Điều hòa thân nhiệt
D. Cả A, B, C
Câu 3: Chuồng hờ là loại chuồng có đặc điểm gì?
A. Hoàn toàn kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ.
B. Bán kín, có thể mở ra hoặc đóng lại tùy điều kiện thời tiết.
C. Hoàn toàn mở, không có tường bao hoặc rất thoáng.
D. Kín nhưng có hệ thống thông gió tự nhiên.
Câu 4: Giai đoạn nào sau đây quan trọng nhất trong quy trình nuôi dưỡng gà đẻ trứng?
A. Giai đoạn úm gà con.
B. Giai đoạn gà hậu bị.
C. Giai đoạn gà đẻ.
D. Cả ba giai đoạn đều quan trọng như nhau.
Câu 5: Phương pháp bảo quản thịt phổ biến nhất là gì?
A. Đông lạnh
B. Sấy khô
C. Muối chua
D. Xông khói
Câu 6: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu:
A. Chuồng kín hai dãy
B. Chuồng hở có một hoặc hai dãy
C. Chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy
D. Phối kết hợp cả chuồng kín hai dãy và chuồng hở một dãy
Câu 7: Đây là cái gì?
A. Chuồng kín chia ô
B. Máng tròn chia ô
C. Lồng gà đẻ
D. Cũi nái đẻ
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về kiểu chuồng kín?
A. Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...)
B. Chuồng kiểu này phù hợp với phương thức nuôi tại gia, quy mô nhỏ, góp phần giữ gìn vệ sinh chung.
C. Kiểu chuồng này dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài.
D. Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn.
Câu 9: Giai đoạn vỗ béo bò thịt kéo dài bao lâu?
A. Kéo dài 6 tháng
B. Kéo dài 12 tháng
C. Kéo dài 16 – 30 tháng đến lúc xuất chuồng
D. Kéo dài từ lúc xuất chuồng đến lúc giết thịt
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về kĩ thuật nuôi dưỡng lợn nái?
A. Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
B. Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
C. Giai đoạn chửa kì cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ cần tăng dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày lên 5,5 kg/con/ngày để giúp con sinh ra được khoẻ mạnh, chóng lớn.
D. Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.
Câu 11: Theo tiêu chuẩn VietGAP, vật nuôi được chăm sóc theo quy trình phù hợp với:
A. Nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của trang trại
B. Năng lực của nhân viên và thiết bị máy móc
C. Đặc điểm sinh lí và từng giai đoạn sinh trưởng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Hình ảnh sau mô tả hoạt động gì?
A. Bác sĩ thú y tiến hành thí nghiệm trên vật nuôi
B. Bác sĩ thú y chăm sóc sức khỏe vật nuôi
C. Bác sĩ thú ý nói chuyện, chơi đùa với vật nuôi
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Ở mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao, gà được nuôi tập trung trong:
A. Chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát
B. Chuồng kín có hệ thống biến đổi tiểu khí hậu và hệ thống cảm biến
C. Chuồng hở có hệ thống lưu thông gió và hệ thống camera giám sát
D. Chuồng hở có hệ thống cảm biến tác động môi trường xung quanh
Câu 14: Đây là kiểu chuồng nào?
A. Kiểu chuồng nuôi khép kín hoàn toàn nhưng chưa có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động
B. Kiểu chuồng nuôi khép kín hoàn toàn có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động
C. Kiểu chuồng nuôi mở hoàn toàn có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động
D. Kiểu chuồng nuôi kín – mở linh hoạt với hệ thống điều tiết theo thời tiết
Câu 15: Thời gian bảo quản < 48 giờ là của loại sản phẩm nào?
A. Thịt mát
B. Trứng gà tươi
C. Sữa tươi nguyên liệu
D. Sữa tươi thanh trùng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chất thải từ chăn nuôi, bao gồm phân và xác động vật, chứa vi sinh vật có hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh và bùng phát dịch bệnh. Điều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị và phòng bệnh, mà còn giảm hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là cần thiết để đảm bảo sức khoẻ con người, vật nuôi và duy trì sự bền vững của môi trường.
a) Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, không ảnh hưởng đến vật nuôi.
b) Trong chất thải chăn nuôi không chứa các ion kim loại nặng hay các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước.
c) Chất thải chăn nuôi có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong đàn vật nuôi.
d) Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Câu 2: Bảo quản lạnh và bảo quản lạnh đông (cấp đông) là hai phương pháp phổ biến trong việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Bảo quản lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm, thường áp dụng cho thời gian ngắn và có thể dùng cho sữa, thịt, trứng,... Trong khi đó, bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.
a) Bảo quản lạnh là phương pháp làm giảm nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ môi trường nhưng vẫn lớn hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm.
b) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn và thường áp dụng cho sữa, thịt, trứng.
c) Bảo quản lạnh có thể giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian dài và thường được sử dụng đối với các sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng.
d) Bảo quản lạnh đông (cấp đông) hạ nhiệt độ sản phẩm xuống dưới 0°C, giúp bảo quản sản phẩm lâu dài, chủ yếu áp dụng đối với thịt.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................