Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 01

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Ưu điểm chính của chuồng kín trong chăn nuôi là gì?

A. Giảm nguy cơ dịch bệnh và kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi.

B. Giúp vật nuôi tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên.

C. Chi phí xây dựng thấp hơn chuồng hờ.

D. Không cần hệ thống thông gió nhân tạo.

Câu 2: Khi nuôi lợn thịt, khẩu phần ăn cần đảm bảo yếu tố nào?

A. Đủ năng lượng, protein, khoáng chất và vitamin.

B. Chủ yếu cung cấp tinh bột để tăng trọng nhanh.

C. Chỉ cần bổ sung nhiều nước và khoáng chất.

D. Tập trung vào thức ăn công nghiệp, không cần thức ăn tự nhiên.

Câu 3: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu điều gì?

A. An toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phúc lợi động vật.

B. Chỉ tập trung vào lợi nhuận kinh tế.

C. Không cần ghi chép hồ sơ chăn nuôi.

D. Chỉ áp dụng cho mô hình chăn nuôi công nghiệp.

Câu 4: Công nghệ nào được ứng dụng trong chăn nuôi bò sữa hiện đại?

A. Robot vắt sữa tự động.

B. Cảm biến theo dõi sức khỏe bò.

C. Hệ thống làm mát chuồng thông minh.

D. Tất cả các công nghệ trên.

Câu 5: Công nghệ bảo quản lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản thịt bằng cách nào?

A. Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.

B. Làm thay đổi cấu trúc protein của thịt.

C. Giúp thịt mềm hơn theo thời gian.

D. Chỉ làm giảm mùi hôi của thịt.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về kiểu chuồng kín – hở linh hoạt?

A. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. 

B. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. 

C. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. 

D. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng kín. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng hở.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về yêu cầu kĩ thuật đối với chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con?

A. Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đẻ con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ. 

B. Chuồng nái sử dụng cũi đẻ có kích thước trung bình dài 2 m x rộng 0,6 – 0,7 m x cao 1 – 1,2 m. 

C. Chuồng chia ô: gồm 1 ô cho nái đẻ và 4 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. 

D. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6 – 2 m; dài 2,2 –2,4 m, có máng ăn, máng uống riêng. Ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1 m, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi.

Câu 8: Cho những ý sau

- Kiểm tra sót nhau ở lợn mẹ. 

- Ô úm lợn con có đèn sưởi nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì 23-25 °C.

- Cho lợn con bú sữa đầu trong 16h sau sinh (con nhỏ bú trước). 

- Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi.

Những ý trên đây thuộc nội dung nào?

A. Những biểu hiện của lợn nái sắp sinh

B. Công đoạn chuẩn bị cho đỡ đẻ lợn nái

C. Quá trình đỡ đẻ lợn nái

D. Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kĩ thuật nuôi dưỡng lợn nái?

A. Khi lợn nái đẻ cần phải cho ăn liên tục, đặc biệt là các loại thức ăn giàu protein để tránh thiếu sữa.

B. Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. 

C. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.

D. Một số lợn nái có thể đẻ trên 20 con mỗi lứa. Nhưng tổng số vú của một con nái chỉ từ 12 đến 16 vú, vì vậy có 4 đến 8 con sẽ được gửi cho những nái khác nuôi hộ.

Câu 10: Theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với:

A. Mục đích sản xuất, cơ chế vận hành nhà máy, khả năng tài chính.

B. Từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.

C. Đối tượng vật nuôi, quy mô sản xuất và tính trạng của thị trường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đâu là một yêu cầu trong quản lí dịch bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP?

A. Xây dựng kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại gồm: côn trùng, chuột, động vật hoang và các vật nuôi khác như chó, mèo.

B. Vận chuyển vật nuôi bằng các phương tiện đơn sơ nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

C. Khi một con vật có dấu hiệu bị bệnh, cần phải tiêu huỷ toàn bộ trang trại nhằm tránh lây nhiễm diện rộng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Theo tiêu chuẩn VietGAP, ý nào sau đây không đúng về yêu cầu khi xây dựng chuồng nuôi?

A. Sàn và lối đi được làm bằng vật liệu an toàn, không trơn trượt.

B. Hệ thống tường, mái, rèm che phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, gió lùa và dễ làm vệ sinh.

C. Xây dựng hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống không dễ cho vật nuôi tiếp cận được nhằm cải thiện khả năng vận động.

D. Dụng cụ, thiết bị phải dùng riêng cho từng khu chăn nuôi, phải đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, khử trùng.

Câu 13: Lợi ích của chăn nuôi công nghệ cao là gì?

A. Giúp thuận tiện trong quản lí vật nuôi 

B. Giúp thuận tiện trong kiểm soát chất lượng sản phẩm

C. Dễ Dàng truy xuất nguồn gốc

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Chăn nuôi công nghệ cao được ứng dụng phổ biến trong:

A. Chăn nuôi tập trung công nghiệp, quy mô lớn

B. Chăn nuôi quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi sự chính xác cao

C. Chăn nuôi kiểu hợp tác xã

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đây là mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí chuồng nuôi lợn công nghệ cao:

Tech12h

Số 1 là gì?

A. Thông tin vật nuôi

B. Máy chủ

C. Thiết bị thông minh

D. Cảm biến

Câu 16:............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho thông tin sau:

Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi. Đối với chăn nuôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở. 

Hướng chuồng: nên theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng. 

Nền chuồng: cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nên cao hơn mặt đất xung quanh.

Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. Nên áp dụng tối đa công nghệ mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động

a) Nền chuồng cần có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và phải cao hơn mặt đất xung quanh để đảm bảo chuồng luôn khô ráo.

b) Vị trí chuồng nuôi cần đặt gần khu dân cư và đường giao thông để dễ dàng vận chuyển vật nuôi.

c) Việc áp dụng công nghệ mới và thiết bị cơ giới hoá trong xây dựng chuồng trại giúp tăng năng suất và giảm chi phí lao động.

d) Chuồng nuôi không cần phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi, miễn là thiết kế đơn giản.

Câu 2: Cho thông tin:

Thức ăn cho gà đẻ trứng cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein chiếm khoảng 15 – 17%, hàm lượng calcium trong thức ăn gà đẻ phải cao (từ 3% đến 3,5%) để giúp tạo vỏ trứng. Nên cho gà ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng các loại máng ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh, sử dụng riêng máng ăn và máng uống. Bổ sung bột vỏ trứng, bột xương hay vỏ sò, vỏ hến nung và nghiền nhỏ để gà ăn tự do theo nhu cầu. Cho gà uống nước sạch tự do theo nhu cầu.

Trong buổi thảo luận về thức ăn và cách thức cho ăn trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, các học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Gà đẻ trứng cần lượng calcium trong thức ăn thấp, chỉ cần từ 1% đến 1,5%.

b) Hàm lượng protein trong thức ăn cho gà đẻ trứng chiếm khoảng 15 – 17%.

c) Gà đẻ trứng nên được cho ăn 3 lần/ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

d) Bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò và vỏ hến nung cần được bổ sung vào thức ăn cho gà đẻ trứng.

Câu 3:............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay