Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
Đề số 03
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Công nghệ nào giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của lợn trong chăn nuôi công nghệ cao?
A. Chip điện tử gắn trên lợn
B. Camera giám sát chuồng trại
C. Máy đo nhiệt độ môi trường
D. Cảm biến đo độ ẩm đất
Câu 2: Biện pháp khử trùng chuồng nuôi bằng vôi bột có tác dụng gì?
A. Diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh
B. Hạn chế mùi hôi chuồng trại
C. Cải thiện môi trường sống của vật nuôi
D. Cả A, B, C
Câu 3: Vì sao khẩu phần ăn của vật nuôi phải cân đối giữa chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng?
A. Để vật nuôi phát triển toàn diện
B. Để tăng năng suất chăn nuôi
C. Tránh tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì
D. Cả A, B, C
Câu 4: Chip điện tử trong chăn nuôi lợn có tác dụng gì?
A. Theo dõi sức khỏe và tăng trưởng của lợn.
B. Giúp lợn tăng trọng nhanh hơn.
C. Tăng giá trị thương mại cho sản phẩm.
D. Không có tác dụng đáng kể.
Câu 5: Hầm biogas có lợi ích gì trong xử lý chất thải chăn nuôi?
A. Giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo.
B. Giúp tăng năng suất vật nuôi.
C. Không có lợi ích đáng kể.
D. Chỉ dùng cho chăn nuôi lợn.
Câu 6: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác:
A. Hệ sống vệ sinh.
B. Hệ thống lồng nuôi.
C. Hệ thống tản nhiệt.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đây là kiểu chuồng gì?
A. Chuồng kín
B. Chuồng hở
C. Chuồng kín – hở linh hoạt
D. Chuồng ống khói
Câu 8: Phương pháp vật lí trong vệ sinh chuồng nuôi gồm có:
A. Tiêu độc bằng tia α, khử trùng bằng tia β.
B. Khử trùng, tiêu độc bằng nhiệt độ; khử trùng bằng tia cực tím.
C. Loại bỏ các virus gây hại bằng nhiệt động lực học.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kĩ thuật chăm sóc lợn thịt?
A. Lợn con sau khi cai sữa sẽ được ở cùng lợn mẹ và lợn cha để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Khi ghép đàn cần chú ý tránh để lợn phân biệt đàn và cắn nhau.
B. Khi phân đàn, cần đảm bảo khối lượng lợn trong cùng một lô không nên chênh lệch quá nhiều.
C. Vệ sinh và khử trùng chuồng trại cần thực hiện trong suốt quá trình nuôi.
D. Tiêm vaccine phòng các bệnh: dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng, phó thương hàn, tai xanh,…
Câu 10: Theo tiêu chuẩn VietGAP, địa điểm chăn nuôi cần phải đảm bảo tiêu chí nào?
A. Yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người,... và không gây ô nhiễm khu dân cư
B. Giao thông thuận tiện cho chuyên chở trang thiết bị, nguyên liệu, vật nuôi.
C. Vị trí cao ráo, thoát nước tốt và có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: So với các quy trình chăn nuôi thông thường, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
A. Yêu cầu chặt chẽ về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường
B. Yêu cầu tính ứng dụng cao của công nghệ thông tin trong chăm sóc và quản lí vật nuôi.
C. Đánh giá cao năng suất và giá thành hơn là việc bảo vệ môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Trong chăn nuôi lợn công nghệ cao, công nghệ nào được ứng dụng trong xây dựng kiểu chuồng kín có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu tự động và chế tạo các trang thiết bị chăn nuôi như hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống?
A. Công nghệ AI
B. Công nghệ HyperFrame
C. Công nghệ cơ khí tự động hoá
D. Công nghệ chuồng nuôi tự động
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về chuồng nuôi lợn áp dụng công nghệ cao?
A. Chuồng nuôi được lợp mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt.
B. Một đầu dãy chuồng có hệ thống giàn lạnh gồm các tấm làm mát, nước chảy trong hệ thống này giúp không khí được làm mát trước khi đi vào chuồng.
C. Đầu kia của dãy chuồng được bố trí hệ thống quạt gió công nghiệp để thổi khí nóng, O2 trong chuồng ra ngoài.
D. Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động giúp duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định ở mức 20-27°C.
Câu 14: Độ ẩm kho 70 – 80% là yêu cầu bảo quản của loại sản phẩm nào?
A. Thịt đông lạnh
B. Trứng gà tươi
C. Trứng gà đã qua chế biến
D. Sữa tươi thanh trùng
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về quy trình chế biến phô mai ứng dụng công nghệ lên men lactic?
A. Quy trình chế biến phô mai được chia thành 4 giai đoạn chính: (1) giai đoạn giãn nở, (2) giai đoạn thêm nước, bổ sung whey và giã đông sữa, (3) giai đoạn muối phô mai và (4) giai đoạn ủ chín.
B. Trong quy trình chế biến, hệ thống bồn chứa sữa lạnh và các thiết bị khử trùng tự động hiện đại giúp đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sữa trước khi chế biến.
C. Dây chuyền lên men tự động để làm chua và đông tụ sữa được áp dụng để tăng năng suất và đảm bảo chất lượng của phô mai. Các giống vi khuẩn lactic và enzyme thương mại được sử dụng giúp làm đông tụ nhanh chóng protein trong sữa.
D. Các giai đoạn khử nước, tách whey, cắt và ép sữa đông cũng được thực hiện bằng hệ thống dây chuyền tự động có kiểm soát chất lượng.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn. Không sử dụng thức ăn có các hóa chất, chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi. Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, định kì kiểm tra lượng vi khuẩn E. coli và Coliform. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước. Trước và sau mỗi đợt nuôi hoặc mỗi lứa nuôi, phải rửa sạch và khử trùng chuồng nuôi, thiết bị trong chuồng. Để trống chuồng ít nhất 7 ngày mới nuôi lứa mới.
a) Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận an toàn và có nhãn mác đầy đủ từ nhà sản xuất.
b) Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không chứa vi khuẩn E. coli và Coliform, giúp phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm.
c) Trong chăn nuôi, để giúp vật nuôi phát triển nhanh hơn, người chăn nuôi có thể sử dụng bất kỳ loại hóa chất hoặc chất kháng sinh nào mà không cần kiểm soát liều lượng.
d) Chuồng trại sau khi sử dụng có thể tiếp tục nuôi lứa mới ngay lập tức mà không cần vệ sinh hay khử trùng để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Câu 2: Cho thông tin sau:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50cm) để dễ thoát nước. Nên làm nền bằng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn; chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gả khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 – 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: chỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm chuồng kiểu 4 mái, mái chuồng đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
a) Nền chuồng cần xây cao hơn mặt đất xung quanh khoảng 50cm để dễ thoát nước. Mặt nền được làm bằng gạch và không cần lớp lót dày để nuôi gà.
b) Nền chuồng có thể làm bằng gạch, không cần trơn nhẵn và không cần vệ sinh hay khử khuẩn chuồng nuôi.
c) Tường chuồng chỉ cần xây cao khoảng 50cm, trên có lưới B40 hoặc song tre, gỗ để đảm bảo sự thông thoáng và an toàn cho vật nuôi. Phía ngoài có bạt che gió lùa và mưa hắt khi cần thiết.
d) Mái chuồng cần xây kiểu 4 mái để đảm bảo ánh sáng và thông thoáng cho chuồng nuôi.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................