Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn địa lí 8 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Phần đất liền nước ta
- hoàn toàn thuộc bán cầu Tây.
- thuộc bán cầu Tây và bán cầu Đông.
- nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- nằm giữa Xích đạo và chí tuyến Nam.
Câu 2. Trong các ý sau, ý nào chưa đúng:
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý.
- Nhiệt độ và độ ẩm ở Việt Nam hoàn toàn do vị trí địa lý quy định.
- Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc – Nam.
- Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.
Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình khu vực Tây Bắc:
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Có các vùng bán bình nguyên và bồn địa rộng.
- Chủ yếu là núi cao, núi trung bình, có hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Một số đỉnh núi cao trên 2000m như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liên Ti, …
Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện Việt Nam có tài nguyên khoáng sản đa dạng?
- Trữ lượng khoáng sản khá lớn.
- Hầu hết khoáng sản có nguồn gốc nội sinh
- Khoáng sản phân bố rộng khắp đất nước.
- Có khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.
Câu 5. Các bậc địa hình lớn từ cao xuống thấp của nước ta lần lượt là:
- Núi - đồi - đồng bằng - bờ biển - thềm lục địa.
- Cao nguyên - núi - đồi - bờ biển - thềm lục địa.
- Cao nguyên - đồi - đồng bằng - bờ biển - thềm lục địa.
- Núi - đồi đồng bằng - thềm lục địa - bờ biển.
Câu 6. Đọc đoạn thông tin sau:
“Chạy dài và bị chia cách bởi các dãy núi đâm ngang. Về nguồn gốc, đây là những đầm, phá, vũng, vịnh, thềm biển cũ được bồi đắp bởi phù sa và cát biển. Nhiều đoạn do đồi núi ăn sát ra biển nên nhỏ hẹp; có đất cát và cát pha là chủ yếu; bờ biển đẹp hấp dẫn du lịch.”
Đoạn thông tin trên, mô tả về khu vực địa hình nào của nước ta?
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng ven biển miền Trung
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ
Câu 7. Ở nước ta, sắt được phân bố chủ yếu ở đâu?
- Cao Bằng
- Lào Cai
- Thái Nguyên
- Lâm Đồng
Câu 8. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"... Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa...”
Vậy, Trà Cổ và Cà Mau là:
- điểm đầu và điểm cuối phần đất liền nước ta.
- điểm đầu và điểm cuối đường bờ biển nước ta.
- địa danh nằm trên đường bờ biển nước ta
- địa danh nằm trên đường biên giới nước ta.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Trình bày phạm vi lãnh thổ của nước ta?
Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
- Vì sao địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi?
- Việc khai thác khoáng sản ở địa hình đồi núi gặp khó khăn gì? Giải thích?