Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn địa lí 8 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đường biên giới nước ta trên đất liền dài hơn:
- 2360 km
- 3260 km
- 4600 km
- 6230 km
Câu 2. Vùng biển Đông nước ta tiếp giáp với:
- 5 quốc gia
- 6 quốc gia
- 7 quốc gia
- 8 quốc gia
Câu 3. Quần đảo Trường Sa của nước ta thuộc:
- tỉnh Khánh Hòa
- thành phố Đà Nẵng
- tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- tỉnh Phú Yên.
Câu 4. Trong tổng diện tích tự nhiên cả nước, địa hình núi cao trên 2000m chiếm khoảng:
- 4%
- 3%
- 2%
- 1%
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình do đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 6. Vùng núi cao nhất ở nước ta thuộc vùng:
- Trường Sơn Bắc
- Trường Sơn Nam
- Đông Bắc
- Tây Bắc
Câu 7. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được:
- khoảng 40 loại khoáng sản khác nhau
- trên 50 loại khoáng sản khác nhau
- trên 60 loại khoáng sản khác nhau
- khoảng 70 loại khoáng sản khác nhau.
Câu 8. Đâu không phải là khu vực tập trung nhiều khoáng sản ở nước ta:
- miền Bắc
- miền Trung
- Tây Nguyên
- miền Nam
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam?
- Sự phân hóa khí hậu làm cho sinh vật và đất ở nước ta phân hóa như thế nào?
Câu 2. (1,5 điểm)
- So sánh sự khác biệt giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (nguồn gốc, địa hình, diện tích; hệ thống đê/ kênh rạch, bồi đắp phù sa).
- Chứng minh thế mạnh của địa hình đồi núi đối với nông nghiệp, lâm nghiệp nước ta.