Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 Hoá học Chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cho một mẩu calcium vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là
A. calcium không phản ứng.
B. calcium không tan nhưng có bọt khí thoát ra.
C. calcium tan và có bọt khí thoát ra.
D. calcium tan, không có bọt khí thoát ra.
Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch H2SO4.
(2) Cho Ag vào dung dịch H2SO4.
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeSO4.
Trong các thí nghiệm trên, có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Hai kim loại nào sau đây thường được sử dụng làm dây dẫn điện?
A. Sắt, vàng.
B. Nhôm, chì.
C. Nhôm, bạc.
D. Nhôm, đồng.
Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi cho vàng tác dụng với oxygen là
A. không phản ứng với oxygen.
B. cháy trong không khí tạo khói màu nâu đỏ.
C. cháy trong không khí tạo khói màu xanh.
D. cháy sáng chói trong không khí tạo thành chất rắn màu trắng.
Câu 5. Hiện tượng gì xảy ra khi cho một thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
A. Thanh đồng tan dần, có khí không màu thoát ra.
B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
C. Không có hiện tượng xảy ra.
D. Xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 6. Cho thanh đồng vào dung dịch muối X không màu, thấy dung dịch xuất hiện màu xanh và có kim loại mới tạo thành bám trên thanh đồng. Muối X có thể là chất nào sau đây?
A. AgNO3.
B. NaCl.
C. AlCl3.
D. Zn(NO3)2.
Câu 7. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng CO có thể tách được kim loại nào sau đây ra khỏi oxide của nó?
A. K.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 8. Để làm sạch dung dịch copper(II) nitrate có lẫn silver nitrate, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Au.
B. Cu.
C. Ag.
D. Fe.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.
a. Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
b. Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hóa học của kẽm và sắt.
Câu 2. (2 điểm) Một hỗn hợp gồm sắt và đồng. Hãy trình bày cách tách riêng từng kim loại trong hỗn hợp này bằng phương pháp hóa học.
Câu 3 (1 điểm) Theo kế hoạch, một công ty sản xuất nhôm dự định dùng 2 tấn quặng bauxite (hàm lượng Al2O3 trong quặng là 48,5%) để sản xuất nhôm. Với hiệu suất của cả quá trình là 90% thì khối lượng nhôm do công ty làm ra là bao nhiêu?
BÀI LÀM
……….………………………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ......................................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 6. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | Bài 16. Tính chất chung của kim loại | 4 | 1 | 4 | 1 | 4đ | ||||||
Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại | 4 | 1 | 1 | 4 | 2 | 6đ | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 6. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 8 | 3 | ||||
Bài 16. Tính chất chung của kim loại | Nhận biết | - Nêu được tính chất vật lí của kim loại - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng) | 4 | C1, 2, 3, 4 | ||
Vận dụng | 1 | C2 | ||||
Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại | Nhận biết | - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au) - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học - Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng | 4 | C5, 6, 7, 8 | ||
Thông hiểu | 1 | C1 | ||||
Vận dụng cao | 1 | C3 |