Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Ngữ văn 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮ HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Đất rừng phương Nam | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 0 | 10 | 10 | 0 | 20 | 0 | 40 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 10% | 30% | 40% | |||||||
Tỉ lệ chung | 30% | 70% |
BẢN ĐẶC TẢ
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi | Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt, nội dung của đoạn trích. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được ngôi kể, thành phần chủ vị ngữ. Thông hiểu: - từ đoạn trích liên hệ đến tác giả Đoàn Giỏi. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài ứng xử cho bản thân. - Cảm nhận của bản thân về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam. | 4 TN | 2 TN | 2 TL | |
2 | Viết | Cảm nhận của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng | 4 TN | 2 TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 10 | 30 | 40 | |||
Tỉ lệ chung | 30 | 70 |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau:
Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.
Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.
(Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
- Thuyết minh
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích đã sử dụng ngôi kể nào sau đây?
- Ngôi thứ ba
- Ngôi thứ nhất, số ít
- Ngôi thứ nhất, số nhiều
- Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3 (0.5 điểm): Đoạn trích tập trung khắc họa vẻ đẹp của đối tượng nào?
- Rừng khô
- Những bông hoa nhiệt đới sắc sỡ
- Các loài côn trùng có cánh
- Các loài chim
Câu 4 (0.5 điểm): Để miêu tả cây tràm trong câu: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
- Ẩn dụ
- Nhân hóa
- Hoán dụ
- So sánh
Câu 5 (0.5 điểm): Dòng nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của đối tượng được nói đến trong đoạn trích?
- … chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn
- … nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả
- … đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậu một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
- … hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng
Câu 6 (0.5 điểm): Trong câu văn: “Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng”, thành phần nào được mở rộng bằng một cụm từ?
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Chủ ngữ và vị ngữ
- Không có thành phần mở rộng
Câu 7 (1.0 điểm): Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Đoàn Giỏi?
Câu 8 (2.0 điểm): Em hãy viết khoảng 5-7 câu để nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.
- VIẾT (4.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
------------------------- Hết -------------------------