Đề thi giữa kì 1 vật lí 10 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn vật lí 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: VẬT LÍ – LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
| Tổng số câu | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Trắc nghiệm | Tự luận | |||
1 | Bài mở đầu | 1.1. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí | 1 | 4 | 1 | 6 | ||
2 |
Mô tả chuyển động | 2.1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc | 1 | 2 | 2 | 1(TL) | 5 | 1 |
2.2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp | 1 | 2 | 2 | 1 | 6 | |||
2.3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian | 1 | 2 | 2 | 1(TL) | 5 | 1 | ||
2.4 Chuyển động biến đổi | 1 | 3 | 2 | 1(TL) | 6 | 1 | ||
Tổng số câu | 28 | 3 | ||||||
Tỉ lệ điểm | 7 | 3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: VẬT LÍ 10 – CÁNH DIỀU
- TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về
- chất.
- năng lượng.
- mối quan hệ giữa chất và năng lượng.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 2. Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là
- mô hình hệ vật lí.
- năng lượng và sóng.
- lực và trường.
- mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
Câu 3. Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.
- Tấm pin năng lượng mặt trời.
- Hiện tượng quang hợp.
- Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.
- Ô tô điện.
Câu 4. Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là
- định luật vạn vật hấp dẫn.
- hiện tượng phản xạ âm.
- âm thanh không truyền được trong chân không.
- ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 5. Tích của 10,5 m; 17 m và 20,18 m là:
- 3602,13 m3 .
- 3,6021.103 m3 .
- 3,602.103 m3 .
- 3,6.103 m3 .
Câu 6. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:
Câu 7. Tốc độ trung bình được tính bằng
- quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
- độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
Câu 8. Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?
- Vận tốc trung bình.
- Tốc độ trung bình.
- Vận tốc tức thời.
- Tốc độ tức thời.
Câu 9. Tốc độ trung bình là đại lượng
- đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
- đặc trưng cho hướng của chuyển động.
- đặc trưng cho vị trí của chuyển động.
- đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.
Câu 10. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
- Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
- Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
- Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
- Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của một ô tô.
- Ô tô A chuyển động theo hướng tây bắc với tốc độ 50 km/h.
- Ô tô A có vận tốc là 50 km/h.
- Mỗi giờ, ô tô A đi được 50 km.
- Ô tô A đã đi 50 km theo hướng tây bắc.
Câu 12. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
- Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
- Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
- Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
- Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 13. Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
- 20 km/h.
- 12,5 km/h.
- 10 km/h.
- 7,5 km/h.
Câu 14. Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là và . Vận tốc tổng hợp của vật có độ lớn bằng:
- v = v1 + v2 nếu và cùng hướng.
- nếuvà ngược hướng.
- nếuvà vuông góc với nhau.
- Tất cả các kết luận trên đều đúng.
Câu 15. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?
- m/s.
- 4 m/s.
- – 4 m/s.
- - m/s.
Câu 16. Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là
- 2,5 m/s2 .
- 5 m/s2 .
- 7,5 m/s2 .
- 12,5 m/s2 .
Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi 17, 18, 19.
Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.
Câu 17. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là
- - 1 m/s2 .
- - 3,6 m/s2 .
- 1 m/s2 .
- 3,6 m/s2 .
Câu 18. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là:
- 5 m/s2 .
- 3,6 m/s2 .
- 1 m/s2 .
- 0 m/s2 .
Câu 19. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là
- 0,5 m/s2 .
- 1 m/s2 .
- - 0,5 m/s2 .
- - 1 m/s2 .
Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là sai.
- Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
- Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
- Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.
Câu 21. Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?
- Một cái lá cây rụng.
- Một sợi chỉ.
- Một chiếc khăn tay.
- Một mẩu phấn.
Câu 22. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- Một vận động viên nhảy dù đã bung dù và đang rơi trong không trung.
- Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- Một tờ giấy được thả rơi.
Câu 23. Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g = 10 m/s2
- 1 s.
- 0,1 s.
- 2 s.
- 3 s.
Câu 24. Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
- vận tốc ném
- độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
- khối lượng của vật.
- thời điểm ném.
Câu 25. Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?
- Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
- Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
- Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 26. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2 . Thời gian rơi của hòn bi là
- 0,35 s.
- 0,125 s.
- 0,5 s.
- 0,25 s.
Câu 27. Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
- Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
- Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
- Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
- Chế tạo pin mặt trời.
Câu 28. Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:
(250 23,1.0,3451) + 0,1034 – 4,56
- 237,57159.
- 237.
- 237,5.
- 237,57.
- TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1 (1 điểm). Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 60o . Vận tốc của giọt nước mưa là bao nhiêu?
Bài 2 (1 điểm). Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5s đến 10s:
Bài 3 (1 điểm). Một ô tô đang đi trên đường thẳng với tốc độ không đổi 24 m/s. Ô tô này đã chạy quá tốc độ và vượt qua một cảnh sát giao thông đang ngồi trên một xe mô tô đứng yên. Người cảnh sát ngay lập tức đuổi theo ô tô với gia tốc 2,1 m/s2 . Kể từ thời điểm ô tô vượt qua xe cảnh sát:
- Sau bao lâu thì xe cảnh sát đuổi kịp ô tô?
- Các xe sẽ đi được quãng đường bao nhiêu mét trong thời gian đó?