Đề thi giữa kì 1 vật lí 10 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 4 . Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn vật lí 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Bài mở đầu

1.1. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

1

4

1

 

6

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Mô tả chuyển động

2.1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

1

2

2

1(TL)

5

1

2.2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

1

2

2

1

6

 

2.3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian

1

2

2

1(TL)

5

1

2.4 Chuyển động biến đổi

1

3

2

1(TL)

6

1

Tổng số câu

     

28

3

Tỉ lệ điểm

     

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÍ 10 – CÁNH DIỀU

 

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

  1. a = 0,2 m/s2 B. a = - 0,5 m/s2
  2. a = 0,5 m/s2 D. a = - 0,2 m/s2

Câu 2: Hai đại lượng nao say đây là đại lượng vectơ?

  1. Quãng đường và tốc độ. B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
  2. Quãng đường và độ dịch chuyển. D. Tốc độ và vận tốc.

Câu 3: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

  1. 12 km/h B. 9 km/h C. 6 km/h               D. 3 km/h

Câu 4: Phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí gồm mấy bước?

  1. 3. B. 4. C. 5.                       D. 6.      

Câu 5: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

  1. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
  2. tọa độ không đổi theo thời gian.
  3. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
  4. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 6: Chọn đáp án sai:

  1. Sai số ngẫu nhiên là sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
  2. Độ không tin cậy được gọi là sai số.
  3. Giá trị trung bình được tính là .
  4. Kết quả phép đo có thể viết dưới dạng .

Câu 7: Số nào sau đây có ba chữ số có nghĩa?

  1. 360. B. 306. C. 36.                     D. 60.

Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

  1. 50m B. 180m C. 95m                     D. 20m

Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

  1. Một mảnh vải B. Một sợi chỉ
  2. Một viên sỏi D. Một chiếc lá

Câu 10: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong 1/3 quãng đường đầu là v1 = 40 km/h, trong  1/3 quãng đường tiếp theo là  v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

  1. v = 40 km/h B. v = 35 km/h
  2. v = 36 km/h D. v = 34 km/h

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây không đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm?

  1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.
  2. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.
  3. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
  4. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

Câu 12: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

  1. 1s B. 0,5s C. 0,1s                    D. 0,2s

Câu 13: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

  1. x = x0 – vt2 B. x = x0 + v/t
  2. x = x0 + vt2 D. x = x0 – vt

Câu 14: Biển cảnh báo dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Biển cảnh báo bề mặt nóng. B. Biển cảnh báo nguy cơ điện giật.
  2. Biển cảnh báo vật sắc, nhọn. D. Biển cảnh báo chất độc.

Câu 15: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

  1. 30s. B. 40s. C. 42s.                    D. 50s.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng.

  1. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
  2. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
  3. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
  4. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 17: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

  1. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5).
  2. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).

Câu 18: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

  1. Vật chuyển động nhanh hay chậm. B. Lượng vật chất nhiều hay ít.
  2. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ. D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.

Câu 19: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  1. v = 7. B. v = 6t2 + 2t -2.
  2. v = 5t – 4. D. v=6t2 - 2.

Câu 20: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

  1. trong các hệ quy chiếu khác nhau. B. ở những thời điểm khác nhau.
  2. ở những người quan sát khác nhau. D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu 21: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

  1. s = 800 m và d = 200m. B. s = 200 m và d = 200m.
  2. s = 500 m và d = 200m. D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 22: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  1. v = 14 km/h. B. v = 21 km/h.
  2. v = 9 km/h. D. v = 5 km/h.

Câu 23: Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

  1. Thời gian. B. Độ dịch chuyển.
  2. Gia tốc. D. Vận tốc.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
  2. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
  3. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
  4. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 25: Hình dưới đây là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của ô tô chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Ô tô đi với vận tốc độ lớn nhất trong đoạn đường nào?

  1. 1. B. 2. C. 3.                                 D. 4.

Câu 26: Chọn đáp án đúng.

  1. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: .
  2. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: .
  3. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: và L = v0t.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 27: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

  1. Độ cao tại vị trí ném.
  2. Tốc độ ban đầu.
  3. Góc ném ban đầu.
  4. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 28: Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

  1. tốc độ. B. tốc độ trung bình.
  2. vận tốc trung bình. D. độ dời.
  3. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1 điểm). Một người đi bộ 5,0 km trên một con đường thẳng theo hướng bắc rồi quay đầu lại và đi 12 km theo hướng nam. Tìm:

  1. Tổng quãng đường đã đi.
  2. Độ dịch chuyển.

Bài 2 (1 điểm). Một đoàn tàu hỏa đang đi trên đường thẳng với tốc độ 115 km/h. Tàu phanh và mất 1,5 phút để dừng lại. Gia tốc trung bình của nó khi phanh có giá trị là bao nhiêu?

Bài 3 (1 điểm). Cảnh sát giao thông có thể ước tính tốc độ của các xe ô tô liên quan đến vụ tai nạn bằng độ dài của vết trượt do lốp xe trượt và để lại trên mặt đường. Biết rằng tốc độ giảm tối đa mà ô tô có thể đạt được khi hãm phanh trên mặt đường bình thường là 9 m/s2. Trong một vụ tai nạn, vết lốp được tìm thấy dài 125m. Ước lượng tốc độ của xe trước khi hãm phanh.

ĐÁP ÁN

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay