Đề thi giữa kì 2 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 giữa kì 2 môn Công dân 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của bạo lực?
A. Là dùng sức lực của bản thân để bảo vệ cho người khác.
B. Là dùng sức mạnh của bản thân để chứng tỏ bản thân mạnh mẽ.
C. Là sử dụng sức mạnh thể chất để gây tổn thương, thương vong cho ai đó.
D. Là hành động dùng sức mạnh thể chất để hết lòng bảo vệ cho ai.
Câu 2 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây giúp phòng chống bạo lực gia đình?
A. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực.
B. Khuyến khích sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Không chia sẻ thông tin về bạo lực gia đình cho ai.
D. Tránh tham gia các hoạt động cộng đồng.
Câu 3 (0,25 điểm). Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ.
B. Thầy cô.
C. Bạn bè.
D. Hàng xóm.
Câu 4 (0,25 điểm). Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, người dân nên làm gì?
A. Làm ngơ vì đó là chuyện riêng của gia đình người khác.
B. Báo cho cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền.
C. Chỉ khuyên nhủ người gây bạo lực.
D. Tự ý can thiệp mà không cần báo cáo.
Câu 5 (0,25 điểm). Lập kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Ghi chép tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu.
B. Tạo danh sách các mục cần chi tiêu và cân đối với thu nhập.
C. Chỉ tập trung tiết kiệm, không cần chi tiêu.
D. Mua sắm bất kỳ thứ gì mình thích mà không quan tâm đến số tiền.
Câu 6 (0,25 điểm). Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái.
B. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt.
C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình.
D. Người bố thường xuyên uống rượu.
Câu 7 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không được coi là bạo lực gia đình?
A. Bạo lực thể chất.
B. Xúc phạm, chửi bới thành viên gia đình.
C. Thảo luận với thành viên gia đình về chuyến du lịch.
D. Cưỡng ép quan hệ tình dục với vợ/chồng.
Câu 8 (0,25 điểm). Bước đầu của việc lập kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
B. Xác định các khoản cần chi.
C. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
D. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
Câu 9 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình có thể gây ra hậu quả gì?
A. Làm tăng mối quan hệ hòa thuận trong gia đình.
B. Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
C. Không ảnh hưởng đến ai khác ngoài người bị bạo lực.
D. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nạn nhân.
Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây được coi là chi tiêu lãng phí?
A. Mua đồ giảm giá mà không có nhu cầu sử dụng.
B. Mua đồ dùng cần thiết cho gia đình.
C. Tiết kiệm tiền để đầu tư học tập.
D. Trả nợ các khoản vay đúng hạn.
Câu 11 (0,25 điểm). Nếu bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạn nên làm gì?
A. Im lặng và chịu đựng để bảo vệ danh dự gia đình.
B. Tìm sự giúp đỡ từ cơ quan chức năng hoặc các tổ chức hỗ trợ.
C. Chờ người gây bạo lực tự thay đổi.
D. Phản kháng bằng cách sử dụng bạo lực lại.
Câu 12 (0,25 điểm). Khi đầu tư vào một kế hoạch chi tiêu cá nhân, điều quan trọng nhất cần xem xét là gì?
A. Lãi suất ngân hàng.
B. Khả năng cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
C. Các chương trình khuyến mãi.
D. Số lượng đồ dùng cần mua.
Câu 13 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: H sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi H (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, H đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
B. Khuyên H nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
C. An ủi H; khuyên H nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
D. Khuyên H bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.
Câu 14 (0,25 điểm). Tại sao cần lập kế hoạch chi tiêu?
A. Để biết được các khoản nợ phải trả.
B. Để chi tiêu thoải mái hơn mà không sợ hết tiền.
C. Để quản lý tiền bạc hiệu quả, tránh lãng phí và đạt được mục tiêu tài chính.
D. Để có thể vay thêm tiền từ người khác.
Câu 15 (0,25 điểm). Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi nào sau đây được xem là bạo lực gia đình?
A. Bỏ mặc thành viên trong gia đình khi họ đau ốm, không tự chăm sóc được.
B. Nhắc nhở con cái học bài mỗi ngày.
C. Tổ chức các buổi họp gia đình để trao đổi ý kiến.
D. Khuyến khích các thành viên gia đình tham gia hoạt động cộng đồng.
Câu 16 (0,25 điểm). Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?
A. Mua sắm vô độ.
B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng.
C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo.
D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình.
Câu 17 (0,25 điểm). Phần chi tiêu nào nên được ưu tiên trong kế hoạch chi tiêu?
A. Các khoản chi tiêu xa xỉ để giải trí.
B. Các khoản chi tiêu cần thiết như nhà ở, ăn uống, sức khỏe.
C. Tiết kiệm toàn bộ thu nhập và không chi tiêu.
D. Chi tiêu tất cả vào việc mua sắm cá nhân.
Câu 18 (0,25 điểm). Bạn C muốn mua một món đồ đắt tiền, cách tốt nhất để đưa nó vào kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Bạn C dùng hết số tiền tiết kiệm để mua ngay.
B. Bạn C đi vay mượn người thân để mua.
C. Bạn C nên tiết kiệm từng phần mỗi tháng cho đến khi đủ tiền.
D. Bạn C phải tạm ngừng tất cả các khoản chi tiêu khác.
Câu 19 (0,25 điểm). Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?
A. Chi phát sinh.
B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt.
C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh.
D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt.
Câu 20 (0,25 điểm). Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam có hiệu lực từ năm nào?
A. 2003.
B. 2005.
C. 2007.
D. 2015.
Câu 21 (0,25 điểm). Một trong những cách để tiết kiệm hiệu quả là gì?
A. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm cụ thể và tích lũy đều đặn.
B. Không chi tiêu vào bất cứ điều gì.
C. Chỉ tập trung tiết kiệm tiền lẻ.
D. Dùng toàn bộ tiền để đầu tư.
Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập.
B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm.
C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch.
D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn.
Câu 23 (0,25 điểm). “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 24 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình là hành vi xâm phạm đến
A. quyền con người, nhân phẩm của nạn nhân.
B. quan hệ vợ chồng.
C. các nguyên tắc về tài chính trong gia đình.
D. quan hệ giữa hàng xóm láng giềng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Kế hoạch chi tiêu là gì? Trình bày các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.
b. Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
Câu 2 (1,0 điểm). Là một người trẻ trong xã hội, bạn sẽ làm gì để nâng cao nhận thức cộng đồng và đóng góp vào việc đẩy lùi bạo lực gia đình? Đưa ra những hành động cụ thể.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình | 4 | 0 | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 8 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 7 | 16 | 1 | ||||
Phòng chống bạo lực gia đình | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của bạo lực. - Nhận biết được những cá nhân có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình. - Nhận biết được những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình. - Nhận biết được hậu quả của bạo lực gia đình. | 4 | C1 C3 C6 C9 | ||
Thông hiểu | - Biết được khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, người dân nên làm gì. - Biết được hành vi không được coi là bạo lực gia đình. - Biết được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam có hiệu lực từ năm nào. - Biết được bạo lực gia đình là hành vi xâm phạm đến. | 4 | C4 C7 C20 C24 | |||
Vận dụng | - Xác định được phương án giúp phòng chống bạo lực gia đình. - Xác định được nếu bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạn nên làm gì. - Giải quyết được tình huống. - Dựa vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, xác định được hành vi được xem là bạo lực gia đình. | 4 | C2 C11 C13 C15 | |||
Vận dụng cao | - Những hành động để nâng cao nhận thức cộng đồng và đóng góp vào việc đẩy lùi bạo lực gia đình. | 1 | C2 | |||
Bài 8 | 16 | 1 | ||||
Lập kế hoạch chi tiêu | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm lập kế hoạch chi tiêu. - Nhận biết được bước đầu của việc lập kế hoạch chi tiêu. - Nhận biết được khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi. - Nhận biết được “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ nào trong các bước lập kế hoạch chi tiêu. - Trình bày được khái niệm của kế hoạch chi tiêu và các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu. | 4 | 1 | C5 C8 C19 C23 | C1 ý a |
Thông hiểu | - Biết được hành vi được coi là chi tiêu lãng phí. - Giải thích được tại sao cần lập kế hoạch chi tiêu. - Biết được biểu hiện của một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí. - Giải thích được lí do vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. - Xác định được những lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu. | 4 | 1 | C10 C14 C16 C22 | C1 ý b | |
Vận dụng | - Xác định được khi đầu tư vào một kế hoạch chi tiêu cá nhân, điều quan trọng nhất cần phải xem xét. - Xác định được phần chi tiêu nên được ưu tiên trong kế hoạch chi tiêu. - Giải quyết được tình huống. - Xác định được những cách để tiết kiệm hiệu quả. | 4 | C12 C17 C18 C21 |