Đề thi giữa kì 2 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 8)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 giữa kì 2 môn Công dân 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì Bạo lực gia đình là? 

A. Hành vi cố ý hoặc vô ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

B. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

C. Hành vi cố ý của thành viên gia đình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.Gói kỳ nghỉ gia đình.

D. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Câu 2 (0,25 điểm). Nếu em phát hiện hàng xóm có hành vi bạo lực gia đình, em nên làm gì để xử lý tình huống? 

A. Báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương. 

B. Trực tiếp can thiệp bằng cách tranh cãi với người gây bạo lực. 

C. Chỉ khuyên người bị bạo lực chịu đựng để tránh làm to chuyện. 

D. Giữ im lặng vì đó là chuyện riêng của họ.

Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây được xem là bạo lực gia đình? 

A. Ép buộc thành viên trong gia đình phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền. 

B. Tôn trọng quyền tự do và ý kiến của mọi thành viên trong gia đình. 

C. Phân chia công việc gia đình một cách bình đẳng. 

D. Hỗ trợ, động viên các thành viên trong gia đình cùng phát triển.

Câu 4 (0,25 điểm). Hành động nào không bị coi là bạo lực gia đình? 

A. Xúc phạm nhân phẩm thành viên trong gia đình. 

B. Dạy con cái học tập nghiêm khắc nhưng đúng pháp luật. 

C. Đánh đập thành viên trong gia đình. 

D. Kiểm soát kinh tế và tiền bạc của gia đình.

Câu 5 (0,25 điểm). “Thiết lập quy tắc thu, chi” là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 6 (0,25 điểm). Hành động chửi mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình là loại bạo lực nào? 

A. Bạo lực thể chất. 

B. Bạo lực tình dục. 

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực tinh thần. 

Câu 7 (0,25 điểm). Biện pháp nào không thuộc nhóm biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình? 

A. Tổ chức tuyên truyền pháp luật. 

B. Hỗ trợ tư vấn tâm lý cho người có nguy cơ bị bạo lực gia đình. 

C. Giáo dục kiến thức về gia đình trong cộng đồng.

D. Phạt tù ngay lập tức người có hành vi bạo lực gia đình. 

Câu 8 (0,25 điểm). Hậu quả của việc chi tiêu lãng phí là gì? 

A. Tăng khả năng tiết kiệm tài chính cá nhân. 

B. Mất cân đối ngân sách, khó đạt được các mục tiêu tài chính. 

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống bền vững. 

D. Giúp bạn lập kế hoạch tài chính tốt hơn.

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi kiểm soát toàn bộ thu nhập và không cho vợ/chồng sử dụng tài chính được xem là gì? 

A. Bạo lực tinh thần. 

B. Bạo lực thể chất. 

C. Bạo lực kinh tế. 

D. Bạo lực tình dục.

Câu 10 (0,25 điểm). Việc ghi chép và theo dõi chi tiêu hằng ngày có lợi ích gì? 

A. Giúp bạn chi tiêu nhiều hơn. 

B. Giúp bạn nhận ra các khoản chi tiêu lãng phí. 

C. Giúp bạn không cần lập kế hoạch chi tiêu nữa. 

D. Giúp bạn quên đi số tiền mình đã chi tiêu.

Câu 11 (0,25 điểm). Một trong những nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ai? 

A. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.

B. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

C. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

D. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc

Câu 12 (0,25 điểm). Tuấn thường xuyên ăn uống tại các nhà hàng sang trọng, dù có thể tự nấu ăn tại nhà với chi phí tiết kiệm hơn. Thói quen này thể hiện

A. chi tiêu hợp lý. 

B. tiêu dùng thông minh. 

C. chi tiêu lãng phí do không tính toán chi phí. 

D. quản lý chi tiêu hiệu quả.

Câu 13 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A). 

Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? 

A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy. 

B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công. 

C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình. 

D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào giúp em tránh được chi tiêu lãng phí? 

A. Mua sắm tùy ý để tận hưởng cuộc sống. 

B. Mua hàng theo xu hướng để không “lỗi thời”. 

C. Hạn chế mua các sản phẩm khuyến mãi không thực sự cần thiết. 

D. Tiêu tiền vào các sản phẩm không rõ công dụng.

Câu 15 (0,25 điểm). Tổng đài hỗ trợ quốc gia phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam là số nào? 

A. 1900 1091.

B. 111.

C. 113.

D. 115.

Câu 16 (0,25 điểm). Lập kế hoạch chi tiêu có ý nghĩa gì khi em gặp các tình huống khẩn cấp? 

A. Em luôn có sẵn quỹ dự phòng để giải quyết tình huống. 

B. Em có thể vay mượn tiền ngay lập tức. 

C. Em không cần phải chuẩn bị trước cho rủi ro. 

D. Em có thể chi tiêu tùy ý khi cần.

Câu 17 (0,25 điểm). Minh nhận được 500.000 đồng tiền lì xì Tết. Minh quyết định mua một đôi giày mới dù đã có 3 đôi còn dùng tốt. Hành động của Minh là

A. Chi tiêu lãng phí. 

B. Tiết kiệm hợp lý. 

C. Chi tiêu cần thiết. 

D. Đầu tư thông minh.

Câu 18 (0,25 điểm). Khi nhận lương, Lan dùng gần hết số tiền để mua quần áo hàng hiệu giảm giá và không để dành tiền tiết kiệm hay chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. Điều này có thể dẫn đến hậu quả gì? 

A. Cân đối tài chính tốt hơn. 

B. Gặp khó khăn khi cần chi tiêu cho các khoản thiết yếu.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống. 

D. Tăng thu nhập nhờ đầu tư.

Câu 19 (0,25 điểm). Chi tiêu nào dưới đây được xem là chi tiêu lãng phí? 

A. Mua sắm quần áo khi thực sự cần thiết. 

B. Tiết kiệm tiền để phòng trường hợp khẩn cấp. 

C. Mua các món đồ không cần thiết chỉ vì thấy giảm giá. 

D. Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân.

Câu 20 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực gia đình? 

A. Chia sẻ, quan tâm, động viên tinh thần lẫn nhau. 

B. Ép buộc thành viên gia đình phải kết hôn trái ý muốn. 

C. Đánh đập, hành hạ thành viên trong gia đình. 

D. Cản trở quyền tự do làm việc và học tập của người thân.

Câu 21 (0,25 điểm). Nếu thu nhập của bố em là 10 triệu đồng/tháng, khoản tiết kiệm hợp lý theo nguyên tắc 50/30/20 là bao nhiêu? 

A. 2 triệu đồng. 

B. 3 triệu đồng. 

C. 5 triệu đồng. 

D. 7 triệu đồng.

Câu 22 (0,25 điểm). Trong lập kế hoạch chi tiêu, quỹ khẩn cấp được dùng để

A. chi tiêu cho các sở thích cá nhân. 

B. chi trả cho các tình huống bất ngờ như ốm đau, hư hỏng tài sản. 

C. thanh toán hóa đơn điện nước hàng tháng. 

D. mua sắm vào các dịp khuyến mãi lớn.

Câu 23 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc lập kế hoạch chi tiêu là gì? 

A. Để tiêu hết số tiền mình có.

B. Để vay thêm tiền khi cần thiết. 

C. Để tăng nhu cầu mua sắm hàng ngày.

D. Để cân đối thu nhập và chi tiêu, tránh lãng phí. 

Câu 24 (0,25 điểm). Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi “cô lập, xua đuổi khỏi gia đình” thuộc loại bạo lực nào? 

A. Bạo lực tinh thần. 

B. Bạo lực kinh tế. 

C. Bạo lực thể chất. 

D. Bạo lực tình dục.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

(1) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm. 

(2) Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu. 

(3) Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. 

(4) Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

b. Vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống sau: Một phụ nữ bị chồng đánh đập và kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng cô ấy vẫn không quyết định ly hôn vì sợ hãi và thiếu tự tin. 

Nếu là em, em sẽ làm thế nào để hỗ trợ cô ấy để giải quyết vấn đề và giúp cô ấy tìm lại quyền lực cá nhân?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 7:

Phòng chống bạo lực gia đình

4

0

4

0

4

0

0

1

12

1

6,0

 

Bài 8:

Lập kế hoạch

chi tiêu

4

1 ý

4

1 ý

4

0

0

0

12

1

4,0

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

8

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 7

16

1

Phòng chống bạo lực gia đình

Nhận biết

- Nhận biết được khí niệm bạo lực gia đình heo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.

- Nhận biết được hành vi được xem là bạo lực gia đình.

- Nhận biết được loại bạo lực hành động chửi mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình.

- Nhận biết được loại bạo lực hành vi kiểm soát toàn bộ thu nhập và không cho vợ/chồng sử dụng tài chính.

4

C1

C3

C6

C9

 

Thông hiểu

- Biết được hành động không bị coi là bạo lực gia đình.

- Biết được biện pháp nào không thuộc nhóm biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình.

- Biết được biểu hiện không phải là bạo lực gia đình.

- Biết được hành vi “cô lập, xua đuổi khỏi gia đình” thuộc loại bạo lực nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

4

C4

C7

C20

C24

Vận dụng

- Xác định được cách xử lí nếu em phát hiện hàng xóm có hành vi bạo lực gia đình.

- Xác định được nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ai.

- Giải quyết được tình huống.

- Xác định được số điện thoại tổng đài hỗ trợ quốc gia phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam.

4

C2

C11

C13

C15

Vận dụng cao

Giải quyết được tình huống người phụ nữ bị chồng đánh đập.

1

C2

Bài 8

16

1

Lập kế hoạch

chi tiêu

Nhận biết

- Nhận biết được “Thiết lập quy tắc thu, chi” là bước nào trong các bước lập kế hoạch chi tiêu.

- Nhận biết được hậu quả của việc chi tiêu lãng phí.

- Nhận biết được chi tiêu lãng phí.

- Nhận biết được mục đích chính của việc lập kế hoạch chi tiêu.

- Biết được lí do vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân.

4

1

C5

C8

C19

C23

C1 

ý a

Thông hiểu

- Biết được lợi ích của việc ghi chép và theo dõi chi tiêu hằng ngày.

- Biết được hành động giúp em tránh được chi tiêu lãng phí.

- Biết được lập kế hoạch chi tiêu có ý nghĩa khi em gặp các tình huống khẩn cấp.

- Biết được trong lập kế hoạch chi tiêu, quỹ khẩn cấp được dùng để làm gì.

- Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào? Vì sao?

4

1

C10

C14

C16

C22

C1

ý b

Vận dụng

- Giải quyết được tình huống chi tiêu của Tuấn.

- Giải quyết được tình huống chi tiêu của Minh.

- Giải quyết được tình huống chi tiêu của Lan.

- Biết cách tính chi tiêu theo nguyên tắc 50/30/20.

4

C12

C17

C18

C21

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay