Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện điều gì?
- công dân bình đẳng về quyền.
- công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
- công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.
Câu 2 (0,25 điểm). Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- Chính trị và xã hội.
- Khoa học và công nghệ.
- Hôn nhân và gia đình.
- Giáo dục và đào tạo.
Câu 3 (0,25 điểm). Bình đẳng giữa các dân tộc tạo nên điều gì?
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
- Là điều tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc trong một Quốc gia
- Làm cho các dân tộc ít người không tiếp cận được với các đại ngộ của nhà nước
- Là sự thiếu tôn trọng đối với một số cộng đồng dân tộc trong một Quốc gia
Câu 4 (0,25 điểm). Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
- Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.
- Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.
- Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.
Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- Tham gia hiến máu nhân đạo.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Từ chối nhận các di sản thừa kế.
- Lan truyền bí mật quốc gia.
Câu 6 (0,25 điểm). Việc ứng cử vào đại biểu quốc hội đóng vai trò như thế nào đối với mỗi công dân?
- Người đủ 16 tuổi trở lên
- Người đủ 18 tuổi trở lên
- Người đủ 20 tuổi trở lên
- Người đủ 21 tuổi trở lên
Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường là sử dụng quyền nào sau đây?
- Tố cáo.
- Truy tố.
- Khiếu nại.
- Khởi kiện.
Câu 8 (0,25 điểm). Bảo vệ tổ quốc là quyền như thế nào của mỗi công dân?
- Là quyền thiêng liêng
- Là quyền cao quý
- Là quyền tự do
- Là quyền cơ bản
Câu 9 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.
- Quyền học tập.
- Quyền ứng cử.
- Quyền sở hữu tài sản.
- Quyền tự do ngôn luận.
Câu 10 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được làm gì?
- xúc phạm danh dự của nhau.
- chăm sóc con khi bị bệnh.
- sở hữu tài sản riêng.
- giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Câu 11 (0,25 điểm). Ý sau đây thể hiện sự bình đẳng nào giữa các dân tộc “Nhân dân đồng bào dân tộc thiểu được quyền ứng cử và các cơ quan công quyền của Nhà nước”?
- Bình đẳng về kinh tế
- Bình đẳng về chính trị
- Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- Bình đẳng về quyền lợi
Câu 12 (0,25 điểm). Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật của nước ta?
- Tôn trọng các tín ngưỡng tôn giáo của mọi người
- Thể hiện các việc làm tốt đời đẹp đạo
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác không theo hoặc tin tưởng theo tín ngưỡng tôn giáo của mình
- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân kể cả khi theo một tôn giáo nhất định
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- Bà K không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
- Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.
- Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
- Chị G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là đúng?
- Anh A đi làm ăn xa, nên đã để em trai mình thay đi bầu cử
- Chị A đăng các thông tin sai lệch về tình hình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lên mạng xã hội
- Ông P yêu cầu người thân không bầu cho một ứng cử viên mà mình không ưa thích
- Tự tay viết phiếu để đem bầu cho ứng cử viên mà mình thấy xứng đáng
Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
- Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
- Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
- Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Câu 17 (0,25 điểm). Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?
- Cả hai ông M và N đều bị xử phạt hành chính như nhau.
- Ông N bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
- Ông M bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
- Ông N là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.
- Anh Q.
- Bà K.
- Chị M.
- Bà K và chị M.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, chị B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
Trường hợp. Chị B là người dân tộc Dao, anh A là người dân tộc Nùng; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh X. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra.
- Chính trị.
- Kinh tế.
- Văn hóa.
- Tín ngưỡng.
Câu 20 (0,25 điểm). Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong trường hợp sau?
Trường hợp. Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố S đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.
- Chính quyền thành phố S xử phạt hành chính đối với cơ sở của tôn giáo T và N.
- Chính quyền thành phố S nghiêm cấm tôn giáo T và N hoạt động tại địa phương.
- Chính quyền thành phố S có sự phân biệt đối xử giữa tín đồ hai tôn giáo T và N.
- Dù vi phạm pháp luật nhưng cơ sở của hai tôn giáo T và N không bị chính quyền xử lí.
Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
- Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
- Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
- Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
- Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội
Câu 22 (0,25 điểm). Theo em, khi phát hiện các hành vi gian lận trong việc bỏ phiếu tại cuộc bầu cử, mọi người nên làm gì?
- Nếu các hành vi đó liên quan đến quyền lợi của mình thì mới cần quan tâm
- Cần phải thông báo về các hành động gian lận cho các những người có chức năng thẩm quyền để kiểm soát được các hành vi sai trái đó
- Không quan tâm đến các hành vi phá hoại của người khác
- Tùy theo từng trường hợp để xử lí, nếu là người thân quen thì không nên tố cáo
Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, bà M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?
Trường hợp. Bà M được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 300 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà M đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.
- Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
- Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
Câu 24 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Đ lập một nhóm kín trên mạng xã hội tập hợp những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền và tổ chức họp bàn kế hoạch, chuẩn bị vũ khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tổ chức một cuộc bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Nhóm người này thường xuyên hội họp, bàn bạc kế hoạch tại nhà riêng của ông Đ tại xã X vào sáng chủ nhật hàng tuần. Anh K, chị V là hàng xóm của ông Đ. Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh K và chị V đã bí mật trình báo tới lực lượng công an xã X.
- Anh K và chị V.
- Công an xã X.
- Ông Đ và đồng phạm.
- Ông Đ, anh K và chị V.
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
- Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Bình đẳng giữa các dân tộc mang lại ý nghĩa gì cho việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước?
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở những trường hợp dưới đây là gì?
- Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
- Chính quyền xã N không triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí tình huống sau:
K công tác tại bộ phận Quản lí cấp phép dự án xây dựng. Lãnh đạo huyện A nhận được một số phản ánh về việc anh K trả kết quả không đúng thời hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục cấp phép xây dựng. Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo huyện A nhận được đơn thư tố cáo của ông B (giám đốc doanh nghiệp) rằng anh K gây phiền hà, sách nhiễu khi đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình, hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp của ông B.
Em hãy nhận xét về hành vi của anh K. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp của ông B sẽ thực hiện quyền như thế nào?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT |
|||||||||||
9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
10. Bình đẳng giới trong lĩnh vực |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
1 |
2,75 |
12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN |
|||||||||||
13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội |
1 |
|
1 |
1 |
1 |
|
|
|
3 |
1 |
1,75 |
14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
1 |
3 |
1 |
1,75 |
16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1 |
8 |
1 |
8 |
0 |
0 |
1 |
24 |
3 |
10,0 |
Điểm số |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
0 |
0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
4,0 điểm 40 % |
3,0 điểm 30 % |
2,0 điểm 20 % |
1,0 điểm 10 % |
10,0 điểm 100 % |
10,0 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
– BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT |
12 |
1 |
|
|
||
Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật |
Nhận biết |
Nhận biết được thế nào là công dân bình đẳng về nghĩa vụ. |
1 |
C1 |
||
Thông hiểu |
Xác định được biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. |
1 |
C9 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống thực tiễn. |
1 |
C17 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực |
Nhận biết |
Nhận biết được quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. |
1 |
C2 |
||
Thông hiểu |
Biết quy định về quyền bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình. |
1 |
C10 |
|||
Vận dụng |
Xác định được các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong tình huống thực tiễn. |
1 |
C18 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc |
Nhận biết |
- Nhận biết được vai trò của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc mang lại. |
1 |
1 |
C3 |
C1 (TL) |
Thông hiểu |
Xác định được biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị. |
1 |
C11 |
|||
Vận dụng |
Xác định được quyền mà công dân được hưởng trong trường hợp cụ thể. |
1 |
C19 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo |
Nhận biết |
Nhận biết được sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo. |
1 |
C4 |
||
Thông hiểu |
Biết được các hành vi bị nghiêm cấm bởi pháp luật về bình đẳng giữa các tôn giáo. |
1 |
C12 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong trường hợp cụ thể. |
1 |
C20 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN |
12 |
2 |
||||
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội |
Nhận biết |
Nhận biết được nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. |
1 |
C5 |
||
Thông hiểu |
- Nhận biết được hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Nêu hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở các trường hợp. |
1 |
1 |
C13 |
C2 (TL) |
|
Vận dụng |
Giải thích được lí do Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. |
1 |
C21 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử |
Nhận biết |
Nhận biết được độ tuổi mà công dân thực hiện quyền ứng cử. |
1 |
C6 |
||
Thông hiểu |
Biết được các hành vi thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử. |
1 |
1 |
C14 |
||
Vận dụng |
Đánh giá được các hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. |
1 |
C22 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo |
Nhận biết |
Nhận biết được quyền tố cáo của công dân. |
1 |
C7 |
||
Thông hiểu |
Xác định được nội dung phản ánh quyền của công dân về khiếu nại. |
1 |
C15 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại. |
1 |
C23 |
|||
Vận dụng cao |
Nhận xét, đánh giá và xử lí được những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. |
1 |
C3 (TL) |
|||
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc |
Nhận biết |
Nhận biết được đặc điểm của quyền bảo vệ Tổ quốc. |
1 |
C8 |
||
Thông hiểu |
Biết được các hành vi không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. |
1 |
C16 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. |
1 |
C24 |
|||
Vận dụng cao |