Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn GDKTPL 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa được gọi là

  1. Cạnh tranh.
  2. Đấu tranh.
  3. Đối đầu.
  4. Đối kháng.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ

  1. Sự tồn tại nhiều chủ sở hưu
  2. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa
  3. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội
  4. Sự thay đổi cung-cầu

Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để

  1. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
  2. được lợi ích từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
  3. mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn.
  4. mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn

Câu 4: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?

  1. Thu hẹp sản xuất
  2. Mở rộng sản xuất
  3. Giữ nguyên quy mô sản xuất
  4. Tái cơ cấu sản xuất

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  1. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội
  2. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  3. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  4. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 6: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa

  1. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý
  2. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
  3. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
  4. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.

Câu 7: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng

  1. đến lưu thông hàng hoá.
  2. tiêu cực đến người tiêu dùng.
  3. đến quy mô thị trường.
  4. đến giá cả thị trường.

Câu 8: Lạm phát là:

  1. Sự tăng lên trong sản lượng của cả nền kinh tế
  2. Sự hao mòn của cơ sở hạ tầng trong quá trình sản xuất của một ngành
  3. Sự sụt giảm của mức giá chung trong nền kinh tế
  4. Sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế

Câu 9: Thất nghiệp được phân chia theo mấy loại?

  1. Thất nghiệp được phân chia theo 2 loại: thất nghiệp chia theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi
  2. Thất nghiệp được phân chia ra làm 3 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp theo tính chất, thất nghiệp chia theo ngành nghề
  3. Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc
  4. Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp và thấp nghiệp theo tính chất.

Câu 10: Theo em, vai trò của nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

A.Nhà nước đóng vai trò không mấy quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp

  1. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  2. Nhà nước chỉ là bên trung gian về vấn đề giải quyết được tình trạng thất nghiệp
  3. Chỉ có người lao động mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho bản thân

Câu 11: Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi

  1. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
  2. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
  3. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
  4. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% ≤ CPI).

Câu 12: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao?

  1. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy.
  2. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài.
  3. Ngân sách chỉ phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tính phiếu kho bạc.
  4. Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào

Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?

  1. Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
  2. Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
  3. Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
  4. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có

Câu 14: Các yếu tố cấu thành lên thị trường lao động là gì?

  1. Thị yếu của người lao động, cung và cầu
  2. Cung, cầu và giá cả sức lao động
  3. Mục đích lao động, người lao động và giá cả sức lao động
  4. Các công việc yêu thích của người lao động, giá cả sức lao động và cung

Câu 15: Các xu thể đang nổi lên ở thị trường lao động Việt Nam là gì?

  1. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phí chính thức” gia tăng
  2. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” giảm
  3. Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phi chính thức” gia tăng
  4. Cắt giảm lao động trên các nền tảng công nghệ, không áp dụng các nghề nghiệp cùng với các kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” gia tăng

Câu 16: Thị trường lao động là:

  1. Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
  2. Không gian tồn tại các mối quan hệ lao động mà ở đó, mọi yếu tố của lao động được xem xét.
  3. Tình hình lao động chung của một vùng, một nước hay trên thế giới.
  4. Quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

  1. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
  2. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
  3. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
  4. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Câu 18: Lao động là gì?

  1. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
  2. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  3. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  4. Không có ý nào đúng

Câu 19:  Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

  1. Cạnh tranh tự do
  2. Cạnh tranh lành mạnh
  3. Cạnh tranh không lành mạnh
  4. Cạnh tranh không trung thực

Câu 20: Vào đâu mùa đồng, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?

  1. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa đông.
  2. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa hè.
  3. Nhập cả quân áo thời trang hè và thu.
  4. Nhập quân áo mùa thu.

Câu 21: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số CPI

  1. 6,6%
  2. 10,7%
  3. 10%
  4. Không câu nào đúng.

Câu 22: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

  1. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
  2. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
  3. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
  4. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp

Câu 23. Hết hạn đi lao động ở nước ngoài, anh N muốn trốn ở lại thêm vài năm để lao động tiếp. Nếu em là bạn của N, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để khuyên N xử sự cho phù hợp với chính sách việc làm và pháp luật lao động?

  1. Ủng hộ ý định của anh N
  2. Báo cáo với cơ quanchức năng
  3. Chấp hành đúng chính sách xuất khẩu lao động
  4. Tìm kiếm việc làm mới

Câu 24. Theo Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2019, câu nào sau đây không đúng?

  1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
  2. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật này.
  3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thoả thuận.
  4. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy trình bày về mối quan hệ cung – cầu và vai trò của quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế thị trường.

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. (1,0 điểm) Thất nghiệp là gì? Em hãy liệt kê các loại hình thất nghiệp.
  2. (1,5 điểm) Thị trường lao động và thị trường việc làm sẽ biến động như thế nào khi nhiều nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng trong khu vực?


BÀI LÀM

      …………………………………………………………………………………………

      …………………………………………………………………………………………

         ……………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4

1

3

 

 

 

2

 

9

1

3,75

2. Lạm phát, thất nghiệp

3

 

3

0,5

1

 

1

 

8

0,5

3,0

3. Thị trường lao động và việc làm

3

 

2

 

1

0,5

1

 

7

0,5

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0,5

2

0,5

4

 

8

2

10,0

Điểm số

2,5

1,5

2,0

1,0

0,5

1,5

1,0

 

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Nhận biết

- Nêu được khái niệm của cạnh tranh, cạnh tranh không lạnh mạnh.

- Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh.

- Chỉ ra vai trò của cạnh tranh

- Chỉ ra mặt tích cực của cạnh tranh

- Nêu được mối quan hệ cung – cầu và vai trò trong sản xuất, lưu thông hàng hóa  

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- C1

- C1

 

- C3

 

- C5

 

 

- C6

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung cầu thay đổi

 

3

 

- C2

 

- C4

 

 

- C7

Vận dụng cao

- Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế.

- Xác định biểu hiện của cung của một số đối tượng.

 

2

 

- C19

 

 

 

- C20

2. Lạm phát, thất nghiệp

Nhận biết

- Khái niệm lạm phát.

- Phân loại thất nghiệp.

- Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

1

3

 

- C2.a

 

 

 

 

 

- C8

- C9

- C10

Thông hiểu

- Hiểu về mức độ lạm phát phi mã.

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

 

3

 

- C11

 

- C12

 

- C13

Vận dụng

- Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước.

 

1

 

C22

Vận dụng cao

- Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.

 

1

 

C21

3. Thị trường lao động và việc làm

Nhận biết

- Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động.

- Nêu được khái niệm của lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm

 

3

 

- C14

 

- C16

 

- C18

Thông hiểu

- Hiểu được mục đích của lao động.

- Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam.

 

2

 

- C15

 

 

 

- C17

Vận dụng

- Chỉ ra một số quy định của Bộ luật Lao động

- Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, nhận xét tình huống

1

1

- C2.b

- C24

Vận dụng cao

- Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn.

 

1

 

- C23

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay