Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn GDKTPL 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số





Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

  1. danh dự, nhân phẩm.
  2. tính mạng, sức khỏe.
  3. năng lực thể chất.
  4. tự do thân thể.

     Câu 2 (0,25 điểm). Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?  

  1. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
  2. Quy trình của công an xã
  3. Quy trình của trưởng thôn, xóm
  4. Trình tự thủ tục do luật quy định

     Câu 3 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều:

  1. bị tuyên án tù chung thân.
  2. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  3. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  4. phải tham gia lao động công ích.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng:

  1. bảo đảm an toàn và bí mật.      
  2. tiến hành sao kê và cất giữ.
  3. thực hiện in ấn và phân loại.    
  4. chủ động thu thập và lưu trữ.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  1. Quyền tự do báo chí.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền tự do tín ngưỡng.
  4. Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 6 (0,25 điểm). Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  3. Quyền bầu cử và ứng cử.
  4. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 7 (0,25 điểm). Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?

  1. lan truyền bí mật nhà nước.
  2. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
  3. bịa đặt những thông tin sai sự thật.
  4. chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.

     Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền gì?

  1. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
  2. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
  3. bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  4. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

     Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

  1. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
  2. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
  3. Bắt người theo quy định của Tòa án.
  4. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

     Câu 10 (0,25 điểm). Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  1. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  2. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
  3. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
  4. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

     Câu 11 (0,25 điểm). Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật kí cá nhân của mình em sẽ làm gì?

  1. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn.
  2. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác.
  3. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  4. Không chơi với bạn nữa.

     Câu 12 (0,25 điểm). Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

  1. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.
  2. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
  3. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
  4. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.
  2. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.
  3. Trình bày tham luận trong hội nghị.
  4. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  1. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
  2. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
  3. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
  4. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi anh T (công an phường X) yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

  1. Ông H và anh K.
  2. Anh K và anh T.
  3. Ông H và anh T.
  4. Ông H, anh K và anh T.

     Câu 16 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cất giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

  1. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
  2. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
  3. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
  4. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

     Câu 17 (0,25 điểm). K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí. Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
  2. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
  3. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
  4. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

     Câu 18 (0,25 điểm). Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

  1. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook
  2. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp
  3. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình
  4. Chê bai trường mình ở nơi khác

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

  1. Anh A và chị B.
  2. Chị B và bà C.
  3. Ông T, chị B và anh A.
  4. Bà C, ông T và anh A.

     Câu 20 (0,25 điểm). Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?

  1. Hành động của chị N không tôn trọng các tôn giáo
  2. Chị N chỉ tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
  3. Chị N thực hiện tốt quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
  4. Chị N thực hiện chưa tốt về quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
  1. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm). 

  1. Em hãy nêu quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Những hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân gây ra hậu quả gì?
  2. Theo em, người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ bị xử phạt như thế nào?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt quyền này.

 Câu 3 (1,0 điểm). Sau khi nghe đài phát thanh huyện phát thông tin về chủ trương của huyện cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chị B đã đến Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về việc này. Người cán bộ Uỷ ban tiếp chị không cung cấp ngay thông tin cho chị B mà hẹn chị 4 ngày sau sẽ trả lời. Đến hẹn, chị B được người cán bộ này cung cấp thông tin sai lệch so với thông tin đã được phát qua đài phát thanh.

Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay