Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Đâu không phải là thành tựu về chính trị, an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

C. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

D. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố tăng cường.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? 

A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. 

B. Thực hiện đồng thời cách mạng dân tộc và cách mạng ruộng đất. 

C. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, là yêu cầu bức thiết. 

D. Tận dụng sự ủng hộ của các nước đồng minh xã hội chủ nghĩa. 

Câu 3. Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.

B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.

C. Đa dạng hóa loại hình trường lớp ở các bậc học. 

D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 4. Điểm tương đồng trong bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là 

A. gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 

B. kết hợp tổng khởi nghĩa và tổng công kích. 

C. phát huy vai trò của lực lượng công kích. 

D. dựa vào viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa. 

Câu 5. Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Kinh tế đối ngoại phát triển.

B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.

C. Thị trường xuất khẩu giảm.

D. Mở rộng đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Điền – Quê – Việt liên minh là liên minh giữa các nước nào?

A. Nhật Bản, Quảng Tây và Việt Nam.

B. Vân Nam, Quảng Tây và Việt Nam.

C. Vân Nam, Pháp và Việt Nam.

D. Mỹ, Nhật và Pháp.

Câu 7. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam nghĩa đoàn.

B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt.

D. Việt Nam Quang phục hội.

Câu 8. Trong những năm 1923 – 1924, trọng tâm hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô là gì? 

A. Thiết lập quan hệ với các chính trị gia Liên Xô. 

B. Tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. 

C. Tham gia mở lớp đào tạo cho thanh niên Việt Nam. 

D. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức. 

Câu 9. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh điều gì trong các bài giảng cho thanh niên Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu (Trung Quốc)? 

A. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế. 

B. Sự cần thiết phải mở rộng kết nạp hội viên mới. 

C. Về lực lượng cách mạng ở thuộc địa.

D. Về huấn luyện thanh niên Việt Nam. 

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)?

A. Hoạt động chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình.

B. Lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.

C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Nhật Bản để chống Pháp, giành độc lập.

D. Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân quốc?

A. Vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao.

B. Thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện với nhân dân Trung Quốc.

C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở Việt Nam để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng.

D. Kí Hiệp định Sơ bộ đồng ý để quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền Bắc.

Câu 12. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết có ý nghĩa quan trọng nào dưới đây? 

A. buộc Đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

B. văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. Pháp thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.

D. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Nam được giải phóng.

Câu 13. Hiệp định Pa-ri được kí kết vào thời gian nào?

A. Ngày 27-5-1959.

B. Ngày 8-7-1954.

C. Ngày 21-7-1954.

D. Ngày 27-1-1973.

Câu 14. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào? 

A. Đấu tranh quân sự – chính trị – kinh tế.

B. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam – Bắc.

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế.

D. Cuộc đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam – Bắc.

Câu 15. Mục tiêu của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kì Đổi mới là

A. phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

B. phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

C. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

D. phát triển chính trị và nâng cao vị thế đất nước trong Liên hợp quốc.

Câu 16. Việt Nam triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương và đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ưu tiên nào?

A. quốc phòng – an ninh.

B. kinh tế, quốc phòng – an ninh.

C. chính trị, kinh tế.

D. văn hóa – xã hội.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?

A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

C. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác.

Câu 18. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là

A. giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

B. kí kết các hiệp ước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.

C. không ngừng củng cố quan hệ cùng hợp tác, phát triển hòa bình.

D. thúc đẩy đối thoại về chính trị, từng bước quan hệ ngoại giao.

Câu 19. Việt Nam được bầu cử với số phiếu cao vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì nào?

A. 2010 – 2011. 

B. 2007 – 2008. 

C. 2015 – 2016. 

D. 2008 – 2009. 

Câu 20. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Kêu gọi nhân dân gia tăng sản xuất.

B. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 21. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1920 có ý nghĩa như thế nào?

A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 22. Câu nói của Bác Hồ “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” gắn với sự kiện nào? 

A. Khi tham gia Đảng Xã hội Pháp đầu năm 1919.

B. Khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 7-1920.

C. Khi tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa tháng 10-1921.

D. Khi dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Nga tháng 10-1923.

Câu 23. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng 

lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào? 

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Câu 24. Ý nào dưới đây không phải là nội dung công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1991-2006?

A. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Từng bước tháo gỡ các cơ chế cũ, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội.

D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

  “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI), ngày 29-3-1989, trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 49,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.968)

a. Đổi mới cần gắn liền với điều chỉnh mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

b. Đổi mới để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.

c. Công cuộc Đổi mới để lại những bài học kinh nghiệm quý giá.

d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng những bước đi và biện pháp phù hợp.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Tàn sát người dân chịu sự sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phá các trường học và các hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói,..”

(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyền (Pa-ri, 1912): 

Những cuộc biểu  tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phan Châu Trinh, Toàn tập, Tập 2, NXB Đà Nẵng, 2005, tr.161)

a. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã thi hành những chính sách không phù hợp sau cuộc biểu tình của nhân dân Trung Kì.

b. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã có dấu hiệu đi ngược lại với chính sách của Chính phủ Pháp.

c. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam.

d. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo phá các trường học và hội buôn ở Đông Dương.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Với cương vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố “chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời” … Nhiệm vụ của ngoại giao nước ta làm rõ trước toàn thế giới ba điều khẳng định: 

1. Việt Nam là một nước tự do độc lập. 

2. Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập ấy, bất cứ ai xâm phạm đến nền tự độc lập ấy đều bị nhân dân Việt Nam chống lại. 

3. Nhân dân Việt Nam đoàn kết với nhân dân các nước, phấn đấu duy trì hòa bình ổn định giữa các nước trong khu vực và thế giới, tôn trọng công lí và luật pháp quốc tế”. 

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,

 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 34 – 35)

a. Một trong những nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam sau năm 1945 là khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, thuộc khối Liên hiệp Pháp. 

b. Cụm từ “nhân dân Việt Nam đoàn kết với nhân dân các nước” trong đoạn tư liệu (ý số 3) được hiểu là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa. 

c. Ngoại giao là một phương thức để thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam. 

d. Cụm từ “3 điều khẳng định” trong đoạn tư liệu là chỉ những chính sách nhất thời, ngắn hạn của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui …”.

                                        (Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo 

Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946) 

a. Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân. 

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc. 

c. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. 

d. Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận. 

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

…………………….

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

8

3

0

8

1

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

4

5

2

2

3

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

0

0

0

2

TỔNG

14

8

2

10

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

24

16

24

16

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay 

C23

Thông hiểu

Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay

C24

C1a, C1b

Vận dụng

Nhận xét về ý nghĩa của công cuộc Đổi mới. 

 C1d

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

C2 

Thông hiểu

Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

C1, C3, C5 

Vận dụng

Liên hệ với vấn đề xây dựng và phát triển đất nước trong những giai đoạn trước và sau Đổi mới. 

C4

C1c

CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc

Nhận biết

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX. 

C6, C7 

C2a, C2b

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945

Tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. 

C8, C9, C10

C2c, C2d

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) 

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

C13

Thông hiểu 

Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

C11, C12

C3a, C3b, C3c, C3d

Vận dụng 

Sưu tầm tư liệu về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

C14

Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 

C15, C16

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.

C17, C18

Vận dụng 

Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

C19 

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

Nhận biết 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. 

C20

C4b, C4d

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

C21

C4a

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

C22

C4c

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay