Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành
A. học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba.
B. đến Bình Định và tiếp tục hoàn thành bậc Tiểu học.
C. học tại Trường Quốc học Huế.
D. tham gia phong trào chống thuế ở Huế.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969?
A. Tháng 10-1956, là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.
B. Tháng 8-1945, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
C. Tháng 2-1951, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. 1945-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3. Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7-1920), Nguyễn Ái Quốc đã
A. khẳng định được con đường duy nhất để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
B. giải quyết triệt để tình trạng khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
C. khắc phục triệt để những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
D. hoàn chỉnh lí luận về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 4. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.
D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
Câu 5. Quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng trong bối cảnh nào?
A. Việt Nam đang trong quá trình thống nhất đất nước.
B. Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới.
C. Sau khi Việt Nam kí Hiệp ước Sơ bộ.
D. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Câu 6. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là
A. giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
B. kí kết các hiệp ước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.
C. không ngừng củng cố quan hệ cùng hợp tác, phát triển hòa bình.
D. thúc đẩy đối thoại về chính trị, từng bước quan hệ ngoại giao.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay?
A. Triển khai kí kết các hiệp ước bảo vệ lãnh thổ biển đảo trên Biển Đông.
B. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác.
C. Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
D. Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những căn cứ để Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh đường lối đói ngoại sau năm 1986?
A. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vừa thành lập.
C. Đất nước đang bị lực lượng Khơ-me Đỏ chống phá.
D. Việt Nam đang gặp bất lợi trong quan hệ quốc tế.
Câu 9. Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng là
A. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.
B. cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền ở miền Bắc Việt Nam.
C. cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
D. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Câu 10. Sự kiện được coi là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này là
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô.
B. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập.
C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.
D. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương được tổ chức.
Câu 11. Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp không nhằm mục đích nào?
A. Hằn gắn vết thương sau chiến tranh.
B. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng.
C. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thủ.
D. Vạch trần âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975) ở Việt Nam?
A. Đấu tranh ngoại giao luôn đi trước mở đường cho đấu tranh quân sự.
B. Mặt trận ngoại giao được hình thành ngay từ đầu cuộc kháng chiến.
C. Đấu tranh ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ với đấu tranh chính trị.
D. Hoạt động ngoại giao chịu sự chi phối hoàn toàn của hoạt động quân sự.
Câu 13. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.
C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.
D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 14. Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX nhằm mục đích chính trị nào dưới đây?
A. Đoàn kết lực lượng chống thực dân. | B. Vận động cải cách cho Việt Nam. |
B. Lập các hội nhóm cứu quốc. | D. Tranh thủ viện trợ nước ngoài. |
Câu 15. Trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
A. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
C. chống đế quốc và chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Câu 16. Ngành nào chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế)?
A. Công nghiệp, dịch vụ. | B. Du lịch, dịch vụ. |
C. Công nghiệp, nông nghiệp. | D. Thương nghiệp, công nghiệp. |
Câu 17. Từ một quốc gia bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã đạt được thành tựu hội nhập chính trị quốc tế của Việt Nam thời kì Đổi mới:
Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.
Số câu đúng là:
A. 2. | B. 4. | C. 1. | D. 3. |
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?
A. Lạm phát được kiểm soát tốt.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.
C. Mức sống của dân cư rất cao.
D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.
Câu 19. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
Câu 20. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?
A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.
C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.
Câu 21. Đổi mới toàn diện và đồng bộ được thể hiện như thế nào trong nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986 – 1995?
A. Phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.
C. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.
Câu 22. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) chứng tỏ điều gì?
A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp.
D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.
Câu 23. Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1986-1991 là
A. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), APEC (1998) và WTO (2007).
C. Nâng cao vị thế quốc tế, tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế.
D. Nền kinh tế có bước phát triển, thoát khỏi khủng hoảng; đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 24. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã bầu ai làm Tổng Bí thư Đảng?
A. Nguyễn Văn Linh. | B. Trần Phú. |
C. Nguyễn Phú Trọng. | D. Lê Hồng Phong. |
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: b10
“Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội”.
(Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 25, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.422)
a. Việt Nam liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao và thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
b. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam không gây ra những biến động lớn về chính trị, xã hội.
c. Quá trình phát triển ở Việt Nam nhìn chung có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
d. Nền kinh tế công nghiệp ở Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao gắn liền với công bằng xã hội.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: b11
“Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình đó cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nới còn chiếm ưu thế hơn so với cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần được khẳng định và đưa tới thành công”.
(Nguyễn Duy Quý, Hai mươi năm đổi mới thành tựu và những vấn đề đặt ra,
trích trong: Việt Nam 20 năm đổi mới,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.581)
a. Xu hướng chung của đổi mới Việt Nam là cái mới từng bước được khẳng định.
b. Quá trình đổi mới ở Việt Nam có sự đan xen giữa cái mới và cái cũ.
c. Đổi mới ở Việt Nam đã được khẳng định và thành công nhanh chóng.
d. Đổi mới ở Việt Nam là quá trình phát triển nhanh và áp đảo của cái mới.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: b13
“Trong quan hệ của các nước với Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam, mỗi thành viên của Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước được đề cập, và để kiềm chế khỏi sự gây cản trở vào công việc nội bộ các nước này”.
(Trích: Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, ngày 21-7-1954)
a. Chủ quyền, độc lập, thống nhất và tự do lãnh thổ của Việt Nam được đề cao.
b. Các nước thành viên cam kết tôn trọng những quyền cơ bản của các nước Đông Dương.
c. Các nước thành viên đảm bảo về lâu dài sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương.
d. Các nước thành viên chính thức tuyên bố không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: b14
“Tính sáng tạo và chủ động tiến công của ngoại giao Việt Nam hiện đại còn được thể hiện qua các hoạt động hết sức năng động của ta trong thời kì có cuộc khủng hoảng Cam-pu-chia. Ngoại giao đã góp phần làm thất bại kế hoạch của các thế lực thù địch thành lập cái gọi là mặt trận quốc tế chống Việt Nam về vấn đề Cam-pu-chia ta đã chủ động mở các cuộc đối thoại với các nước ASEAN, đặc biệt là In-đô-nê-xia và Ma-lai-xi-a về vấn đề Cam-pu-chia và hòa bình ổn định ở Đông Nam Á … Các hoạt động ngoại giao trong thời kỳ này đã góp phần phá âm mưu của đối phương bao vây, cô lập Việt Nam và đã chứng tỏ không thể giải quyết vấn đề liên quan đến Đông Nam Á mà không tính đến vai trò của Việt Nam”.
(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 104 – 105)
a. Việt Nam đã thành công trong việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia bằng giải pháp hòa bình.
b. Để giải quyết vấn đề Cam-pu-chia, Việt Nam đã huy động sự giúp đỡ từ các nước láng giềng.
c. Các hoạt động đối ngoại tích cực, sáng tạo của Việt Nam từ sau năm 1975 đã phá vỡ thế bị bao vây, cô lập và đưa Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế.
d. Để giải quyết vấn đề Cam-pu-chia, Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, ngọn cờ chính nghĩa và tuyệt đối không nhân nhượng.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
…………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 6 | 6 | 0 | 4 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 6 | 2 | 2 | 3 | 2 | 3 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 |
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 7 | 4 | 5 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 1 | C21 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 2 | 4 | C22, C23 | C1a, C1b, C1c, C1d | |||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu về công cuộc Đổi mới | 1 | C24 | |||||
Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. | 3 | C16, C17, C18 | C2a, C2b. C2d | |||
Thông hiểu | Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. | 1 | C19 | C2c | ||||
Vận dụng | Liên hệ với vấn đề xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. | 1 | C20 | |||||
CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI | ||||||||
Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc | Nhận biết | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) | 2 | C13, C14 | ||||
Thông hiểu | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các tổ chức (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) | 1 | C15 | |||||
Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) | Nhận biết | Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). | 1 | C9 | ||||
Thông hiểu | Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). | 2 | C10, C11 | |||||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. | 1 | 4 | C3a, C3b, C3c, C3d | ||||
Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay | Nhận biết | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985. | 1 | 4 | C6 | C4a, C4b | ||
Thông hiểu | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. | 2 | 1 | C5, C7 | C4c | |||
Vận dụng | Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế | 1 | 1 | C8 | C4c | |||
CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | ||||||||
Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | Nhận biết | Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | C3 | ||||
Thông hiểu | Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 2 | C1, C2 | |||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | C4 |