Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
B. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
C. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
D. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.
Câu 2. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. 2 – 9 – 1945. B. 22 – 9 – 1945.
C. 19 – 9 – 1945. D. 23 – 9 – 1945.
Câu 3. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Tiêu hao sinh lực địch.
B. Giam chân địch trong các đô thị.
C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
D. Bảo vệ các đô thị.
Câu 4. Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?
A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.
B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.
D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
Câu 5. Ngày 19 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?
A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.
B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).
Câu 6.Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.
B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
C. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.
Câu 7. Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12-1946 nhằm
A. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.
B. làm cho địch hoang mang lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.
C. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng và chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ an toàn.
D. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.
Câu 8. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
D. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952.
Câu 9. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. đất nước chưa được thống nhất.
C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. C. cả nước độc lập, thống nhất.
Câu 10. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Thắng lợi trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 11. Trong những năm 1965-1968, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Đông Dương hóa chiến tranh. B. Việt Nam hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh đơn phương. D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?
A. Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm, diệt”.
B. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
C. Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta.
D. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược.
Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Pari.
B. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” năm 1959-1960.
C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là bối cảnh miền Bắc nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960?
A. Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất.
B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 15. “Đội quân tóc dài” ra đời từ phong trào Đồng khởi ở Bến Tre do ai lãnh đạo?
A. Triệu Thị Trinh. B. Võ Thị Sáu.
C. Nguyễn Thị Định. D. Nguyễn Thị Minh Khai.
Câu 16. “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”.
Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mỹ - Diệm thực hiện chính sách gì?
A. Tố cộng, diệt cộng.
B. Dồn dân, lập ấp chiến lược.
C. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt.
D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Câu 17. Điều kiện cơ bản nhằm phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử đổi mới là
A. giải phóng miền Nam.
B. độc lập và thống nhất.
C. phát triển kinh tế hai miền Nam – Bắc.
D. thống nhất đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.
Câu 18. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979. B. từ 30-4-1977 đến 7-1-1979.
C. từ 6-1-1978 đến 7-1-1979. D. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.
Câu 19. Chính quyền Pôn Pốt lên nắm chính quyền vào thời gian nào?
A. Tháng 1-1975. B. Tháng 9-1975.
C. Tháng 5-1975. D. Tháng 4-1975.
Câu 20.Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?
A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.
B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.
D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.
Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?
A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.
Câu 22. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được
A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.
B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.
C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.
D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.
Câu 23. Nơi tưởng niệm và lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt sát hại là
A. Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
B. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo (Phú Quốc).
C. Khu di tích Nhà tù Sơn La (Sơn La).
D. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang).
Câu 24. Quân Pôn Pốt đã sát hại bao nhiêu người dân Ba Chúc trong vòng 12 ngày đêm?
A. 3 000 người. B. 2 679 người.
C. 2 500 người. D. 3 100 người.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.
a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.
b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“... Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...”
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập, 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.534)
a. Văn kiện là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946.
b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến.
c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn dân”.
d. Những tư tưởng mang tính thời đại được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bât kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)
a. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn dân.
b. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn diện.
c. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh trường kì.
d. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh tự lực cánh sinh.
Câu 4. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Nông nghiệp | Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đật 304 kg, cao gấp nhiều lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nạn đói cơ bản được giải quyết. |
Công nghiệp | Khôi phục và mở rộng sản xuất tại Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, các mỏ than Quảng Ninh,…; xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội),… |
Thủ công nghiệp và thương nghiệp | Các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,…được chú trọng sản xuất; hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mua bán mở rộng. |
Giao thông vận tải | Khôi phục được gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki-lô-mét đường bộ; xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh,…; đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông. |
a. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)
b. Lĩnh vực kinh tế của miền Bắc có những biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 1954 – 1957.
c. Trong giai đoạn 1954 – 1957, miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d. Miền Bắc đã hoàn thành công nghiệp hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1954 – 1957.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 2 | 1 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 5 | 4 | 6 | 4 | 2 |
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 |
TỔNG | 8 | 9 | 7 | 7 | 7 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 5 | C1, C2. C3 | C2a, C3a, C3b, C3c, C3d | ||
Thông hiểu | Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 1 | C4, C5, C6 | C2b | |||
Vận dụng | Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 2 | 2 | C7, C8 | C2c, C2d | |||
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | 4 | C9, C10. C11 | C4a, C4b, C4c, C4d | ||
Thông hiểu | Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | C12, C13, C14 | |||||
Vận dụng | Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. | 2 | C15, C16 | |||||
Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay | Nhận biết | Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | 2 | C17, C18, C19 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | C20, C21, C22 | |||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. | 2 | C23, C24 |