Đề thi giữa kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?
A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực.
B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị I-an-ta là
A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
Câu 3. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?
A. Thế giới đơn cực.
B. Đối thoại, hợp tác.
C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.
D. Phản toàn cầu hóa.
Câu 4. Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?
A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
B. Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh.
C. Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền.
D. Nước Mỹ ra sức khuếch trương sức mạnh.
Câu 5. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập.
B. Mỹ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh Việt Nam.
C. Hình thành nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực.
D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 6. “Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực” được trích trong
A. Thỏa ước Ba-li II (2003).
B. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).
C. Hội nghị cấp cao ASEAN 14.
D. Tầm nhìn ASEAN 2025.
Câu 7. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 8. Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng về chủ quyền quốc gia.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
C. Đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 9. Hội Quốc liên chính thức giải thể vào năm nào?
A. 1946.
B. 1943.
C. 1925.
D. 1920.
Câu 10. Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?
A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc.
B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia.
D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 11. Năm 1967, năm nước gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại
A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).
Câu 12. Cuối tháng 8-1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Trung Hoa dân quốc.
C. Nhật, Pháp.
D. Pháp, Trung Hoa dân quốc.
Câu 13. Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội nghị I-an-ta.
B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
C. Hội nghị Pốt-xđam.
D. Hội nghị Pa-ri.
Câu 14. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành trong thời gian nào?
A. Từ ngày 4 đến ngày 12-2-1945.
B. Từ năm 1945 đến năm 1947.
C. Từ năm 1945 đến năm 1946.
D. Từ năm 1946 đến năm 1949.
Câu 15. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?
A. Tháng 8-1968, tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Tháng 8-1968, tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
C. Tháng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).
D. Tháng 10-1967, tại Xin-ga-po.
Câu 16. Về lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam là thành viên trong Cộng đồng ASEAN đã tham gia như thế nào?
A. Tham gia tự do trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ gián tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
B. Chấp nhận tự do các dịch vụ gửi tiền, cho vay các hình thức, tự do các phương tiện hình thức thanh toán, bảo lãnh.
C. Chưa sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực: quản lý tài khoản đầu tư của khách, quản lý tài sản, bảo lãnh thanh toán với tài sản tài chính.
D. Chưa sẵn lòng tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính và các phầm mềm xử lí.
Câu 17. Những địa phương giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là
A. Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai Thượng.
D. Sài Gòn, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh.
Câu 18. Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945)?
A. Liên Xô, Mỹ, Anh.
B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
D. Anh, Đức, Nhật Bản.
Câu 19. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là
A. tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
B. tổ chức y tế thế giới.
C. tổ chức thương mại thế giới.
D. tổ chức kinh tế, thương mại lớn nhất trực thuộc Liên hợp quốc.
Câu 20. Tại sai gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta”?
A. Liên Xô và Mỹ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á.
B. Mỹ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều xung đột và căng thẳng.
D. Trật tự này đã được hình thành bởi các cường quốc tại I-an-ta.
Câu 21. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại
A. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
B. Bến Nhà Rồng (TP.HCM).
C. Căn cứ địa Việt Bắc.
D. Dinh Thống Nhất (TP.HCM).
Câu 22. “Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” câu nói trên là của nhân vật nào?
A. Hàm Nghi.
B. Bảo Đại.
C. Duy Tân.
D. Thành Thái.
Câu 23. Năm 2021, GDP của nước nào cao nhất thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Đức.
C. Nhật Bản.
D. Mỹ.
Câu 24. Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức vào năm
A. 2000.
B. 1999.
C. 1997.
D. 2004.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,..; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)
a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung chính là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
b. Anh, Pháp ngày càng trở thành những cực lớn nhất trong trật tự thế giới đa cực từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật là nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới.
d. Sức mạnh tổng hợp của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức sẽ gớp phần định hình trật tự thế giới mới.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
[Năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
a. Liên hợp quốc đã đưa ra văn bản quan trọng nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
b. Bản Tuyên ngôn của Liên hợp quốc đã có tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
c. Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc giúp tổ chức này thực thi nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình của các nước thuộc địa.
d. Đây là một trong những văn bản quan trọng thể hiện vai trò và đóng góp của Liên hợp quốc vì sự tiến bộ của nhân loại.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)
a. Chính trị và an ninh là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b. Cộng đồng ASEAN được chính thức thành lập năm 2007.
c. Cộng đồng ASEAN được thành lập 10 năm sau khi ASEAN chính thức thông qua Hiến chương.
d. Một trong những mục đích của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng đến một khu vực Đông Nam Á cùng phát triển thịnh vượng.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhận thức được sự tồn tại của các mối quan tâm lẫn nhau và các vấn đề chung giữa các nước Đông Nam Á và tin tưởng vào sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đoàn kết sẵn có trong khu vực; mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á; các nước Đông Nam Á có trách nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vực và bảo đảm sự phát triển đất nước hòa bình và tiến bộ, quyết tâm bảo đảm sự ổn định và an ninh không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kì hình thức hoặc biểu hiện nào”.
(Tuyên bố Băng Cốc, ngày 8-8-1967)
a. Tuyên bố Băng Cốc là văn kiện được đưa ra sau khi ASEAN đã được thành lập và đi vào hoạt động.
b. Tuyên bố Băng Cốc cho thấy một trong những mục đích thành lập của ASEAN là thúc đẩy hợp tác.
c. Tuyên bố Băng Cốc đóng vai trò là Hiến chương của ASEAN từ khi thành lập đến năm 2008.
d. Tuyên bố Băng Cốc là văn bản pháp lí để ASEAN hiện nay trở thành một liên minh quân sự.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 6 | 1 | 3 | 0 | 1 | 1 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 5 | 4 | 0 | 4 | 1 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 1 | 2 | 1 | 2 | 6 |
TỔNG | 8 | 7 | 9 | 1 | 7 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH | 14 | 4 | 14 | 4 | ||||
Bài 1. Liên hợp quốc | Nhận biết | Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. | 1 | C13 | C3a | |||
Thông hiểu | Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc. | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 2 | C1, C8 | C3d | |||
Vận dụng | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 2 | C19, C9 | C3c, C3d | ||||
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 2 | C11, C18 | ||||
Thông hiểu | Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C2 | |||||
Vận dụng | Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới. | 1 | C20 | |||||
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. | 2 | 1 | C3, C10 | C1 | ||
Thông hiểu | Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. | Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. | 3 | C1b, C1c, C1d | ||||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. | 2 | C4, C23 | |||||
CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ | 6 | 8 | 6 | 8 | ||||
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 1 | C15,C11 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | 1 | C5 | C4a | |||
Vận dụng | Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN. | 1 | 3 | C21 | C4b, C4c, C4d | |||
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 1 | 4 | C24 | C3a, C3b, C3c, C3d | ||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên. | 2 | C6, C16 | |||||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||
Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. háng | 2 | C17, C12 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 1 | 2 | C7 | ||||
Vận dụng | Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam. | 1 | 2 | C22 |