Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. 2 – 9 – 1945.

B. 22 – 9 – 1945.

C. 19 – 9 – 1945.

D. 23 – 9 – 1945.

Câu 2. Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 3. Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Cao Bằng.

B. Thất Khê.

C. Đông Khê.

D. Na Sầm.

Câu 4. Ngày 19 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 5. Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 6.Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì? 

A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 

B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 

C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 7. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào ở Châu Phi?

A. Tuy-ni-di. 

B. Ăng-gô-la. 

C. An-giê-ri.

D. Ai Cập.

Câu 8. Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?

A. Quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

C. Độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. 

D. Độc lập, thống nhất, quyền lựa chọn con đường phát triển phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

Câu 9. Chiến lược Chiến tranh cục bộ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Sau phong trào Đồng khởi.

C. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

D. Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 10. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?

A. Trận Vạn Tường (18-8-1965).

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 13. Nguyên nhân khách quan nào khiến Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”? 

A. Sự thất bại của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mỹ.

C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 14. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam? 

A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.

B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

C. Xác định được kẻ thù của nhân dân miền Nam.

D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và chiến lược Chiến tranh cục bộ là gì?

A. Hình thức chiến tranh xâm lược.

B. Chủ động phá hoạt miền Bắc Việt Nam.

C. Hoạt động dồn dập lập ấp chiến lược.

D. Vai trò của quân đội Sài Gòn trên chiến trường.

Câu 16. Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam? 

A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.

B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.

C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.

D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.

Câu 17. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.                         B. từ 30-4-1977 đến 7-1-1979.

C. từ 6-1-1978 đến 7-1-1979.                         D. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.

Câu 18. Hoạt động khiêu khích về quân sự của tập đoàn Pôn Pốt với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam được mở đầu bằng việc đánh chiếm

A. đảo Phú Quốc.                                           B. đảo Thổ Chu.

C. Côn Đảo.                                                   D. đảo Côn Lôn.

Câu 19. Quân Pôn Pốt đã huy động bao nhiêu sư đoàn bộ binh tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh?

A. 20 sư đoàn bộ binh.                                   B. 21 sư đoàn bộ binh.

C. 19 sư đoàn bộ binh.                                    D. 23 sư đoàn bộ binh.

Câu 20.Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo

A. Côn Đảo, Lí Sơn.                                       B. Hoàng Sa, Trường Sa.

C. Vịnh Hạ Long, Trường Sa.                         D. Thổ Chu, Phú Quốc.

Câu 21. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được

A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.

B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.

C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.

D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.

Câu 22. Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?

A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

B. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng.

D. Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Câu 23. Quân Pôn Pốt đã sát hại bao nhiêu người dân Ba Chúc trong vòng 12 ngày đêm?

A. 3 000 người.                                              B. 2 679 người.

C. 2 500 người.                                              D. 3 100 người.

Câu 24. Tháng 6-2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua 

A. Luật An ninh quốc gia.                                         B. Luật Biên giới quốc gia. 

C. Sách trắng quốc phòng.                              D. Luật Biển Việt Nam.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Tại Việt Nam, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp đấu tranh, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khưởi nghĩa.

a) Đoạn tư liệu cho thấy thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật (1945). 

b) Điều kiện khách quan quyết định thành công của một cuộc cách mạng 

c) Đoạn tư liệu thể hiện sự chủ động của Đảng Cộng sản Đông Dương trong công tác chuẩn bị khởi nghĩa. 

d) Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.  

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bảo Đại đọc xong [chiếu thoái vị] thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh 5 cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm,... Rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ,...”.

                                         (Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc,

                                                                               NXB Thuận Hóa, Huế, 1987, tr.86)

a) Cách mạng tháng Tám (1945) đã chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam. 

b) Động lực của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là quần chúng nhân dân. 

c) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã chấm dứt chế độ Quân chủ chuyên chế ở Việt Nam, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến. 

d) Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ rất hạn chế. Trước tình hình đó, bộ Chính trị Bam Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, đồng thời chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

a) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) đã giúp Quân Giải phóng thăm dò được thực lực của đối phương.

b) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) cho thấy khả năng lớn giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

c) Sau khi quân đội Sài Gòn thất bại ở Đường 14 – Phước Long, Mỹ lập tức tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

d) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) đánh dấu cuộc kháng chiến chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:

      “Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.

a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.

b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.

c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

4

3

3

4

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

3

4

3

2

2

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

0

0

2

0

TỔNG

9

8

7

6

8

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

2

C1, C2. C3

C1a, C2a

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C1b, C1c, C2b, C2c

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

1

C7, C8

C1d, C2d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

1

C9, C10. C11

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C12, C13, C14

C3a, C3b

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

3

C15, C16

C3c, C3d 

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C20, C21, C22

C4a, C4b

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

2

C23, C24

C4c, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay