Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

A. Năm 1986.

B. Năm 2006.

C. Năm 1997.

D. Năm 1996.

Câu 2. Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1911 là

A. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), APEC (1998) và WTO (2007).

C. Nâng cao vị thế quốc tế, tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế.

D. Nền kinh tế có bước phát triển, thoát khỏi khủng hoảng; đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 3. Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

B. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...

D. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 4. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển” là chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ trong công cuộc đổi mới giai đoạn nào?

A. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995).

B. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006).

C. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 – nay).

D. Giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội (1986 – nay).

Câu 5. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP chiếm bao nhiêu 

phần trăm/năm?

A. 3%/năm.

B. 4%/năm.

C. 5%/năm.

D. 6%/năm.

Câu 6. Đâu không phải là thành tựu về chính trị, an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

C. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

D. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố tăng cường.

Câu 7. Thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.

B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.

D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

Câu 8. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?

A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.

C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?

A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.

B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa.

C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.

D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?

A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. 

B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc.

C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.

D. Tham giá Đông Á đồng minh.

Câu 11. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhằm mục đích

A. thành lập các tổ chức cứu quốc.

B. tìm kiếm sự giúp đỡ của người Nhật. 

C. bắt liên lạc với công sứ Đức.

D. mua khí giới để chống Pháp. 

Câu 12. Tại các diễn đàn của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh nội dung nào dưới đây? 

A. về mục đích chấn hưng Việt Nam. 

B. về thành lập liên minh chống Pháp. 

C. về vai trò cách mạng thuộc địa, lực lượng cách mạng ở thuộc địa. 

D. về việc đào tạo người yêu nước Việt Nam cho phong trào cách mạng Việt Nam. 

Câu 13. Để hợp tác chống quân phiệt Nhật Bản, Mặt trận Việt Minh đã chủ động bắt liên lạc với lực lượng nào? 

A. Lực lượng chống phát xít của Ấn Độ. 

B. Đại diện Đảng Cộng sản In-đô-nê-si-a. 

C. Đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

D. Phái bộ Mỹ ở phía nam Trung Quốc. 

Câu 14. Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở đâu?

A. Niu-Oóc (Hoa Kì).

B. Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ).

C. Oa-sinh-tơn (Mĩ).

D. Brúc-xen (Bỉ).

Câu 15. Sự kiện được coi là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này là

A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô.

B. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập.

C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.

D. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương được tổ chức.

Câu 16. Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp không nhằm mục đích nào?

A. Hằn gắn vết thương sau chiến tranh.

B. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng.

C. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thủ.

D. Vạch trần âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Câu 17. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay? 

A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. 

B. Bài học về sự kết  hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao. 

C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. 

D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.

Câu 18. Trong giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với quốc gia nào? 

A. Cam-pu-chia. 

B. Liên Xô. 

C. Mỹ. 

D. Lào. 

Câu 19Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay?

A. Triển khai kí kết các hiệp ước bảo vệ lãnh thổ biển đảo trên Biển Đông.

B. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác.

C. Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.

D. Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo.

Câu 20. Để đảm bảo hòa bình, ổn định, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc, Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thỏa thuận, các hiệp định về

A. chương trình cắt giảm thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

B. đối tác xuyên Thái Bình Dương.

C. phân định biên giới trên bộ, trên biển.

D. Liên minh kinh tế Á – Âu.

Câu 21. Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp nào?

A. có mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008-2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 22. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?

A. Số 5 Châu Văn Liêm.

B. Bến cảng Nhà Rồng.

C. Số 20 Bến Vân Đồn.

D. Bến cảng Hải Phòng.

Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? 

A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919). 

B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. 

C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.

D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).

Câu 24. Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản thành tác phẩm nào sau đây?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. Cương lĩnh chính trị. 

D. Đường Kách mệnh.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: bài 12 

   “Giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma – rốc, Ma-đa-ga-xca, … thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa … Với tư cách Trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng đã góp phần quan trọng vào việc tổ cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác – Lê-nin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc”. 

(Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.322)

a. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông năm 1921. 

b. Hoạt động đối ngoại sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp có mục đích tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc. 

c. Hoạt động đối ngoại sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một phần độc lập của Quốc tế Cộng sản. 

d. Hội Liên hiệp thuộc địa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của toàn bộ phong trào kháng chiến ở các thuộc địa của Pháp. 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  bài 13

“Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương, ở trong khối Liên hợp Pháp”.

(Trích: Khoản 1, Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp, ngày 6-3-1946)

a. Pháp công nhận nền độc lập, tự do của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

b. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do.

c. Pháp thừa nhận nền độc lập, tự do của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thuộc khối Liên hiệp Pháp.

d. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: bài 14 

“… Ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt – Mỹ.

    Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuối cùng trên thế giới đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”.

         (Đinh Xuân Lý, Đối ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945 – 2020),

 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.254)

a. Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước trên thế giới.

b. Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố đã bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt – Mỹ.

c. Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.

d. Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kì thân thiện, hợp tác.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: bài 15 

 “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. 

Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh một biểu tượng xuất sắc của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhận thấy sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

                                   (Trích: Nghị quyết số 24C/18.65, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp),

 từ ngày 20-10 đến ngày 20 – 11 – 1987)

a. Nghị quyết thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của UNESCO đối với Hồ Chí Minh.  

b. Nghị quyết thể hiện quan điểm của mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới về Hồ Chí Minh.  

c. Nghị quyết cho thấy Hồ Chí Minh có những cống hiến lớn về chính trị và những đóng góp quan trọng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.  

d. Nghị quyết khẳng định Hồ Chí Minh đại diện cho xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.  

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

………………………….

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

7

5

1

8

1

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

1

7

1

2

3

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

2

0

0

2

TỔNG

7

13

4

10

4

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

24

16

24

16

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay 

1

C1

Thông hiểu

Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay

2

C2, C3

Vận dụng

Nhận xét về nội dung của công cuộc Đổi mới từ 1986 đến nay.  

1

C4

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay). 

1

C5

Thông hiểu

Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội và hội nhập quốc tế. 

1

C6, C7

Vận dụng

Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

1

C8

CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc

Nhận biết

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX. 

2

C10, C11

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945

Tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. 

2

2

C12, C13

C1a, C1b, C1c, C1d

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) 

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

1

C14

Thông hiểu 

Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

2

4

C15, C16

C2a, C2b, C2c, C2d

Vận dụng 

Sưu tầm tư liệu về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

1

C17

Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.

1

1

C18

C3a

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay.

2

3

C19, C20

C3b, C3c. C3d

Vận dụng 

Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

1

C21

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Nhận biết

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

1

2

C22

C4c, C4d

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

C23

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

2

C24

C4a, C4b

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay