Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?

A. Nam Định.                                                B. Hà Nội.

C. Huế.                                                          D. Đà Nẵng.

Câu 2. Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 3. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.                   B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.                   D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 4. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 5. Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 6.Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là 

A. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 

B. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. 

C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi. 

D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

Câu 7. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

A. Hồ Chí Minh.                                            B. Hoàng Văn Thái.

C. Võ Nguyên Giáp.                                       D. Văn Tiến Dũng.

Câu 8. Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là 

A. 3000 chiếc.                                                B. hàng trăm chiếc.

C. nhiều chiếc.                                               D. 16 chiếc.

Câu 9. Phạm vi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ là

A. Miền Nam.                                                B. Cả nước.

C. Miền Bắc.                                                            D. Đông Dương.

Câu 10. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định

A. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.

B. tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh.

D. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Câu 11. Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

A. Đồng Khởi.                                               B. Bác Ái.

C. Ấp Bắc.                                                     D. Vạn Tường.

Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? 

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Câu 13. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)? 

A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.

Câu 14. Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1-1959)? 

A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam.

B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.

D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Câu 15. Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là 

A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa.                             B. Cố vấn Mỹ.

C. Phương tiện chiến tranh của Mỹ.                          D. Ấp chiến lược.

Câu 16. “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào? 

A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.

B. Phá ấp chiến lược.

C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.

D. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Câu 17. Điều kiện cơ bản nhằm phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử đổi mới là

A. giải phóng miền Nam.

B. độc lập và thống nhất.

C. phát triển kinh tế hai miền Nam – Bắc.

D. thống nhất đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

Câu 18. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.                                   B. từ 30-4-1977 đến 7-1-1979.

C. từ 6-1-1978 đến 7-1-1979.                                    D. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.

Câu 19. Chính quyền Pôn Pốt lên nắm chính quyền vào thời gian nào?

A. Tháng 1-1975.                                                     B. Tháng 9-1975.

C. Tháng 5-1975.                                                     D. Tháng 4-1975.

Câu 20.Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.

B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.

D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.

Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.

B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.

D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 22. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được

A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.

B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.

C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.

D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.

Câu 23. Nơi tưởng niệm và lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt sát hại là

A. Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

B. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo (Phú Quốc).

C. Khu di tích Nhà tù Sơn La (Sơn La).

D. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang).

Câu 24. Quân Pôn Pốt đã sát hại bao nhiêu người dân Ba Chúc trong vòng 12 ngày đêm?

A. 3 000 người.                                                        B. 2 679 người.

C. 2 500 người.                                                        D. 3 100 người.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho dữ liệu thống kê dưới đây:

   “Năm 1951, viện trợ của Mỹ đã lên 340 triệu đô la, được tính bằng số lượng 50 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 300 xe vận tại, 70 khẩu pháo, 30 máy bay chiến đấu, 70 xuồng và một số tàu vận tải, vũ khí bộ binh đủ trang bị cho 12 tiểu đoàn bộ binh; đồng thời, cố vấn quân sự được đưa sang nằm ngay trong Bộ Tổng chỉ huy Đông Dương của quân Pháp. Đến tháng 5-1952, chuyến hàng thứ 150 của Mỹ đã được chuyển sang Đông Dương, Chính phủ Mỹ đã chịu tới 40 % tổng chi phí ngân sách cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp”.

a. Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp trong chiến tảnh xâm lược Đông Dương.

b. Mỹ hất cẳng Pháp, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương.

c. Chính phủ Mỹ ngày càng lộ rõ ý định tái chiếm Đông Dương bằng mọi giá.

d. Mỹ phải chịu trách nhiệm cho thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Câu 2. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nội dung

Thời gian

Thành tựu

Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường

1965 – 1968

1972

1973 – 1974

Hai tháng đầu năm 1975

Hơn 30 vạn người

Hơn 22 vạn bộ đội

Gần 22 vạn người

Hơn 57 vạn bộ đội

Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968 (lần 1)

1972 – 1973 (lần 2)

3 243 chiếc

735 chiếc

Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968

1972 - 1973

143 chiếc

125 chiếc

a. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc trở thành hậu phương của miền Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đã chi viện đầy đủ và đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với mọi thắng lợi trên chiến trường miền Nam.

d. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc chi viện to lớn cho chiến trường, đồng thời đật được nhiều kết quả trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:

      “Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.

a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.

b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.

c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)

a. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

b. Cần kết hợp kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trong quá trình phát triển.

c. Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước.

d. Trong thời đại ngày nay, càng cần phải kết hợp giữa yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

4

3

2

2

2

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

5

4

5

3

2

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

2

1

0

0

1

1

TỔNG

9

9

6

7

6

3

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

C1, C2. C3

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

4

C4, C5, C6

C1a, C1b, C1c, C1d

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

C7, C8

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C9, C10. C11

C2a, c2b, C2c, C2d

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C3a, C3b, C3c, C3d

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C4a, C4b

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C4c, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay