Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?
A. Đại hội V. | B. Đại hội VI. |
C. Đại hội VII. | D. Đại hội VIII. |
Câu 2. Mục tiêu tổng quát của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986-1995 là
A. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế.
D. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 3. Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?
A. Lương thực - thực phẩm. | B. Hàng nội địa. |
C. Hàng tiêu dùng. | D. Hàng xuất khẩu. |
Câu 4. Đâu không phải nội dung cơ bản về kinh tế trong đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?
A. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.
B. Phát triển hàng hóa xã hội chủ nghĩa.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực – Thực phẩm và Hàng tiêu dùng.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là nội dung công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1991-2006?
A. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Từng bước tháo gỡ các cơ chế cũ, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 6. Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có biểu hiện
A. thấp và có xu hướng chững lại.
B. cao và có xu hướng phát triển nhanh.
C. trung bình và tương đối bền vững.
D. khá cao và tương đối bền vững.
Câu 7. Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của việt Nam đã
A. đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
B. triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
C. thực hiện các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu.
D. mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Câu 8. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?
A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.
C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.
Câu 9. Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?
A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.
B. Ủng hộ những hành vi tệ nạn xã hội.
C. Mê tín đồng bóng, bói toán,...
Câu 10. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Nhật Bản, Trung Quốc. | B. Pháp, Trung Quốc. |
C. Pháp, Anh, Mỹ. | D. Nhật Bản, Mỹ. |
Câu 11. Xu hướng cách mạng của Phan Châu Trinh là
A. cải cách ôn hòa. | B. bạo động cách mạng. |
C. vừa cải cách vừa bạo động. | D. thương lượng và đàm phán. |
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)?
A. Hoạt động chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình.
B. Lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Nhật Bản để chống Pháp, giành độc lập.
D. Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
Câu 13. Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
Câu 14. Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
A. Nhiệm vụ, mục tiêu.
B. Tính chất và hình thức hoạt động.
C. Động lực cách mạng.
D. Mối quan hệ quốc tế.
Câu 15. Hiệp định Sơ bộ được Việt Nam kí với Pháp vào
A. 6-3-1954. | B. 12-12-1946. |
C. 14-9-1945. | D. 6-3-1946. |
Câu 16. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở
A. sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. âm mưu quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp – Mĩ.
C. tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.
D. bị sa lầy và thất bại.
Câu 17. Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng là
A. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.
B. cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền ở miền Bắc Việt Nam.
C. cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
D. chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Câu 18. Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ là
A. buộc Đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
B. văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
C. Pháp thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Nam được giải phóng.
Câu 19. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
Câu 20. Việt Nam triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương và đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ưu tiên nào?
A. quốc phòng – an ninh.
B. kinh tế, quốc phòng – an ninh.
C. chính trị, kinh tế.
D. văn hóa – xã hội.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay?
A. Triển khai kí kết các hiệp ước bảo vệ lãnh thổ biển đảo trên Biển Đông.
B. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác.
C. Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
D. Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo.
Câu 22. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu vào thời gian nào?
A. 5-6-1911. | B. 6-5-1911. |
C. 5-5-1911. | D. 6-4-1911. |
Câu 23. Tháng 6-1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập.
B. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập.
C. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập.
Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (18-6-1919).
B. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lê-nin.
C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Điều 1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cả nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận,…
Điều 2. Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 24 giờ (giờ GMT), ngày 27-1-1973.
Cũng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới,...”.
(Trích: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27-1-1973)
a. Mỹ cam kết tôn trọng một số quyền cơ bản của Việt Nam như trong nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
b. Mỹ cam kết ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam và ngừng chống phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
c. Mỹ rút toàn bộ quân đội và cố vấn ngay lập tức khỏi Việt Nam.
d. Các bên sẽ thực hiện ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên – đó là chìa khóa của thành công”.
(Nhiều tác giả, Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.81)
a. Cần thực hiện mọi ý kiến, nguyện vọng và sáng kiên của nhân dân.
b. Toàn bộ đường lối Đổi mới hình thành từ các ý kiến của nhân dân.
c. Ý kiến của nhân dân là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới.
d. Để thành công, qúa trình đổi mới cần dựa vào nhân dân và thực tiễn.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói
Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
a. Đoạn tư liệu thể hiện mong muốn của Hồ Chí Minh khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
c. Lời kêu gọi cho thấy Hồ Chí Minh tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
d. Lời kêu gọi là một văn kiện lịch sử, có giá trị như lời hịch kêu gọi cả nước tấn công quân Mỹ.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
““Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mới trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đối với nước Việt Nam lẫn đối với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới”.
(Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995),
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)
a. Gia nhập ASEAN sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.
b. Châu Á – Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới.
c. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là một sự kiện quan trọng của Việt Nam và của ASEAN.
d. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quan trọng nhất của ASEAN.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
…………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 9 | 5 | 0 | 7 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 1 | 2 | 4 | 0 | 2 | 3 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 |
TỔNG | 10 | 7 | 7 | 7 | 4 | 5 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Nêu được cái giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 2 | C1, C2 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 3 | 1 | C3, C4, C5 | ||||
Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. | 2 | 1 | C6, C7 | C2b | ||
Thông hiểu | Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. | 1 | 2 | C8 | C2a, C2c | |||
Vận dụng | Liên hệ với vấn đề xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. | 1 | 1 | C9 | C2d | |||
CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI | ||||||||
Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc | Nhận biết | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) | 2 | C10, C11 | ||||
Thông hiểu | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các tổ chức (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) | 2 | C12, C13 | |||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức để tìm ra điểm khác biệt giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Đông Dương. | 1 | C14 | |||||
Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) | Nhận biết | Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). | 2 | C15, C16 | ||||
Thông hiểu | Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). | 2 | 4 | C17, C18 | C1a, C1b, C1c, C1d | |||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. | 1 | C19 | |||||
Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay | Nhận biết | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985. | 1 | C20 | ||||
Thông hiểu | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. | 1 | 4 | C21 | C4a, C4b, C4c | |||
Vận dụng | Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế | C4d | ||||||
CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | ||||||||
Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | Nhận biết | Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 2 | 2 | C22, C23 | C3a, C3b | ||
Thông hiểu | Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | C24 | |||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 2 | C3c, C3d |